Tổ chức OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác (tổ chức OPEC+) kể từ tháng 1/2019 đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày để hỗ trợ thị trường.
Theo tính toán của Reuters (sử dụng hệ số chuyển đổi tấn/thùng là 7,33) thiệp ước này cho thấy Nga có thể hạn chế sản lượng quanh 11,17 - 11,18 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết quốc gia này đã giảm sản lượng dầu 211.000 thùng/ngày trong tháng 10/2019 so với trung bình trong tháng 10/2018, tháng được tính làm mức cơ sở cho thỏa thuận toàn cầu.
Số liệu này vẫn chưa đạt cam kết cắt giảm 228.000 thùng/ngày của Nga theo thỏa thuận với OPEC và các nhà sản xuất dầu khác.
Novak cũng cho biết vào cuối tháng 10/2019 lượng cắt giảm đã đạt 298.000 thùng/ngày.
Rosneft, nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga là đơn vị đóng góp cắt giảm nhiều nhất trong tháng trước, sản lượng của họ giảm gần 1% so với tháng 9/2019.
Sản lượng tại Gazprom Neft, nhà sản xuất dầu có sản lượng tăng trưởng nhanh nhất của Nga, tháng trước đã giảm 2,5% sau khi đơn vị sản xuất chính của họ (Gazprom Neft-Khantos tại Tây Siberia) sụt giảm.
Dưới dạng tấn, sản lượng dầu đạt 47,49 triệu tấn so với 46,043 triệu trong tháng 9/2019 (ít hơn một ngày so với tháng 10).
Sản lượng của quốc gia này đang phục hồi sau khi khủng hoảng ô nhiễm dầu trong đường ống Druzhba, mạng lưới xuất khẩu, hồi cuối tháng 4/2019.
Sản lượng dầu của OPEC phục hồi trong tháng 10/2019 từ mức thấp nhất 8 năm, do sản lượng của Saudi Arabia phục hồi nhanh chóng sau cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của vương quốc này bù cho sự sụt giảm tại Ecuador và việc cắt giảm tự nguyện theo hiệp ước nguồn cung.
Thỏa thuận giảm sản lượng kéo dài tới hết tháng 3/2020 và các nhà sản xuất sẽ nhóm họp để xem xét lại chính sách vào ngày 5 - 6/12. Nga cho biết OPEC và các đồng minh xuất khẩu dầu của họ sẽ là nhân tố trong sự sụt giảm tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ khi họ nhóm họp.
Sản lượng khí tự nhiên của Nga tăng lên 61,97 tỷ mét khối (bcm) trong tháng trước hay 2 bcm mỗi ngày, so với 55,94 bcm trong tháng 9/2019.
Nguồn: VITIC/Reuters