Số liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy tháng thứ 4 liên tiếp không xuất khẩu dầu diesel, xăng hay dầu mazut. Trung Quốc là nguồn cung cấp nhiên liệu chính của Triều Tiên.
Sản phẩm dầu mỏ duy nhất xuất sang Triều Tiên là 201 tấn khí LPG. Số liệu xuất khẩu các sản phẩm đến sau khi số liệu ngày 23/2 cho thấy thương mại với Triều Tiên giảm xuống mức thấp nhất dưới dạng USD kể từ tháng 6/2014.
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và đồng minh lớn, mặc dù thương mại tổng thể giảm trong những tháng gần đây, do Liên hợp quốc tăng cường trừng phạt, cấm nhập khẩu một số hàng hóa chủ chốt và thủy sản trong tháng 9 và đang hạn chế các sản phẩm dầu mỏ thường niên trong tháng 12.
Trung Quốc đã không nhập khẩu quặng sắt, than và chì từ Triều Tiên trong tháng 1, phù hợp với những hạn chế mới nhất, nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Giao dịch ngũ cốc cũng chậm lại, với xuất khẩu gạo sang Triều Tiên đạt tổng cộng 180 tấn, giảm 4,3% so với một năm trước. Trung Quốc đã không xuất khẩu ngô sang đó.
Tốc độ suy giảm trong kinh doanh đã tăng tốc trong những tháng gần đây với xuất khẩu dầu mỏ và một số loại ngũ cốc ngần như ngừng lại trong tháng 11 và 12.
Số liệu này được công bố sau khi chính quyền Trump ngày 23/2 đã áp đặt gói trừng phạt lớn nhất chống lại Triều Tiên trong một nỗ lực tăng áp lực lên Bình Nhưỡng về các vụ thử tên lượng đạn đạo và hạt nhân của họ.
Trong bài phát biểu ngày 22/2, đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc Nikki Haley cho biết các hình phạt đang có một tác động vì hiện nay Triều Tiên đã có ít tiền hơn để chi cho các vụ thử tên lửa đạn đạo của mình.
Năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành hàng chục vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân lần thứ 6 và lớn nhất nhằm chống lại các quyết định của Liên hợp quốc khi họ theo đuổi mục tiêu phát triển tên lửa hạt nhân có khả năng tiến đến Mỹ.
Trung Quốc liên tục cho biết họ thực hiện đầy đủ các nghị quyết chống lại Triều Tiên, bất chấp nghi ngờ của Washington, Seoul và Tokyo.
Nguồn: VITIC/Reuters