Bộ Công Thương thông tin về việc điều chỉnh giá xăng dầu. Cụ thể, từ 3 giờ chiều ngày 16/9, giá xăng dầu giảm nhẹ.
Xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; Xăng RON95-III giảm 92 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S giảm 139 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 35 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 262 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá: Xăng E5RON92 không cao hơn 19.114 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 20.143 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.200 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 15.362 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.090 đồng/kg.
Giá xăng dầu sau khi điều chỉnh giảm

Nguồn: Petrolimex
Liên Bộ Tài chính - Công Thương cũng thực hiện giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít và xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các loại dầu xuống mức 400 đồng/lít/kg (kỳ trước là 500 đồng/lít/kg). Đồng thời, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các loại xăng dầu.
Theo văn bản số 6817/BCT-TTTN ngày 16.9.2019 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) từ 15 giờ 00 cụ thể như sau:

Nguồn: Petrolimex
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 16/9/2019 có biến động tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung là tăng nhẹ.
Cụ thể, 66,549 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 0,292 USD/thùng, tương đương +0,44% so với kỳ trước); 70,459 USD/thùng xăng RON95 (tăng 0,515 USD/thùng, tương đương +0,74% so với kỳ trước); 74,785 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 0,89 USD/thùng, tương đương +1,21% so với kỳ trước).
Tại thị trường khí gas, sau khi giá giảm 3.000 đồng/bình 12 kg kể từ ngày 1/9 đến nay giá vẫn giữ nguyên khi có thông báo mới.
Trên thị trường thế giới, giá dầu chứng kiến một tuần đầy biến động.Abqaiq là một trong 2 nhà máy bị tấn công bằng máy bay không người lái vào cuối tuần trước, khiến Arab Saudi tổn thất gần 6 triệu thùng dầu mỗi ngày, và nguồn cung toàn cầu giảm 5%. Sau vụ tấn công này, giá dầu thô thế giới đã tăng vọt gần 15% trong phiên giao dịch đầu tuần này.
Mất nguồn cung từ các cơ sở lớn như Abqaiq thường khiến giá dầu tăng mạnh. Giá dầu Brent ngày 16/9 có lúc tăng đến 20% trước khi đảo chiều và chốt phiên với mức tăng hơn 14%. Giá dầu sau đó giảm vì thông tin thế giới vẫn đủ nguồn cung, Mỹ cùng nhiều nước khác sẵn sàng sử dụng dầu trong kho dự trữ nếu cần.
Chốt tuần trước, giá dầu Brent và WTI đều tăng.
Mỹ trực tiếp đổ lỗi cho Iran về các vụ tấn công, áp thêm lệnh trừng phạt với Tehran. Ngày 20/9, Mỹ thông báo triển khai thêm binh sĩ, củng cố hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, cho Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất để đề phòng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trông đợi một cuộc gặp với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề cuộc họp của Liên Hơp Quốc. Phía Iran bác bỏ khả năng cuộc gặp diễn ra, cảnh báo ông chủ Nhà Trắng sẽ trắng tay rời đi nhưng vẫn được tiếng là đã cố gắng.
“Giá dầu tăng 10 – 20 USD/thùng sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu giảm 0,1 – 0,2%”, theo kinh tế gia trưởng Nariman Behravesh của IHS Markit.
Trong khi đó, tồn kho tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 13/9 tăng 1,1 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), trái ngược với dự báo giảm 2,5 triệu thùng từ giới phân tích. Tồn kho dầu thô tại Cushing, bang Oklahoma, cửa ngõ giao dầu tương lai, tuần trước vẫn giảm, tuần giảm thứ 11 liên tiếp, dài nhất kể từ tháng 8/2018.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước giảm 14 giàn khoan xuống còn 719, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Đây là tuần giảm thứ 5 liên tiếp, đưa số lượng giàn khoan xuống thấp nhất kể từ tháng 5/2017.
Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.
Ngày 24/9
Viện dầu mỏ Mỹ ra báo cáo về tồn kho dầu Mỹ.
Ngày 25/9
EIA công bố số liệu tồn kho dầu Mỹ.
Ngày 27/9
Baker Hughes cập nhật số lượng giàn khoan.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet