Giá thầu thấp cũng giúp thúc đẩy công suất quang điện mặt trời mới vào cuối năm nay lên 114,5 GW, tăng 17,5% so với năm 2018 và lần đầu tiên công suất lắp đặt mới vượt 100 GW.
Năm ngoái, lắp đặt công suất mới giảm nhẹ, chủ yếu do suy giảm trong thị trường quan điện mặt trời lớn nhất thế giới, Trung Quốc nơi đã chấm dứt trợ cấp cho các dự án mới.
Wood Mackenzie cho biết “thị trường hiện nay trở lại quỹ đạo tăng trưởng mạnh - sự chậm lại trong năm 2018 chỉ là một đốm sáng và chúng tôi dự kiến công suất lắp đặt hàng năm tăng lên khoảng 125 GW trong đầu những năm 2020”.
Sự gia tăng dự báo trong năm nay sẽ được thúc đẩy bởi Châu Âu - đặc biệt tại Tây Ban Nha, Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam cũng như Ai Cập và UAE.
Các quốc gia lắp đặt từ 1 - 5 GW một năm sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Năm ngoái, có khoảng 7 thị trường như vậy. Đến năm 2022 sẽ là 19, gồm Pháp, Saudi Arabia và Đài Loan.
Sự gia tăng này diễn ra bất chấp sự suy giảm tại Trung Quốc, nơi đang ưu tiên cho các dự án tái tạo có thể hoạt động mà không cần trợ cấp sau khi chi phí sản xuất giảm nhanh chóng.
Việc lắp đặt đã lên đỉnh cao 53 GW trong năm 2017 do trợ cấp mạnh nhưng dự kiến giảm xuống khoảng 30 - 40 GW một năm.
Tuy nhiên tới năm 2024, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ sẽ chiếm hơn một nửa tổng công suất PV mặt trời lắp đặt.
Trên toàn cầu, đấu giá thay cho trợ cấp ngày càng phổ biến để khuyến khích sự phát triển của năng lượng tái tạo.
Tom Heggarty, một chuyên gia phân tích tại Wood Mackenzie cho biết “việc đấu giá sẽ thực sự quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi”.
Khoảng 90 GW của các dự án dự kiến sẽ được ký hợp đồng thông qua đấu thầu trong năm nay, tăng 10% so với năm 2018.
Giá điện từ năng lượng mặt trời thấp kỷ lục 16,95 USD mỗi megawatt giờ được thiết lập trong đấu thầu tại Brazil trong tháng 6/2019 và kết quả đợt đấu thầu vòng 2 của Saudi Arabia sẽ được phát hành cuối năm nay, được dự kiến là rất thấp.
Một nghiên cứu vào đầu năm nay của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế cho biết điện tạo bởi điện gió hay PV mặt trời trong năm tới sẽ rẻ hơn bất kỳ nguồn nhiên liệu hóa thạch nào.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet