Một nguồn dấu tên cho biết các khách hàng trên thế giới được lên kế hoạch nhận 1,94 triệu thùng/ngày dầu thô của Iran trong tháng 3, giảm 21% so với tháng trước, giảm 26% so với tháng 3/2017. Số liệu này thấp nhất kể từ tháng 3/2016. Sự sụt giảm này đang xảy ra bất chấp những nỗ lực lôi kéo khách hàng, gồm giảm giá bán lẻ chính thức và đề nghị tăng chiết khấu cước vận chuyển sang Ấn Độ.
Xuất khẩu của Iran trong tháng 3 có thể giảm dưới mức năm trước trong 3 tháng liên tiếp. Điều đó sẽ giúp OPEC hạn chế nguồn cung toàn cầu, hỗ trợ giá dầu đã giảm gần đây do lo ngại ngày càng tăng về sản lượng của Mỹ đang tăng lên.
Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ cho biết Iran, đang nỗ lực lấy lại thị phần sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây về chương trình hạt nhân gây tranh chấp được dỡ bỏ trong tháng 1/2016, có mục tiêu tăng công suất sản lượng dầu thô 700.000 thùng/ngày lên 4,7 triệu thùng/ngày trong 4 năm tới.
Xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt của họ tại châu Á có thể đạt tổng cộng 1,12 triệu thùng/ngày trong tháng này, giảm hơn 1/3 so với tháng 2 và thấp nhất kể từ tháng 11/2015, theo tính toán của Reuters.
Nhật Bản, khách hàng lớn thứ tư của Iran ở châu Á sẽ không nhập bất kỳ dầu thô nào trong tháng này, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016.
Bảng: Các thị trường nhập khẩu dầu của Iran
ĐVT: 1.000 thùng/ngày
Châu Á
|
Tháng 3
|
Tháng 2
|
+/- (%)
|
Trung Quốc
|
490
|
682
|
-28
|
Ấn Độ
|
365
|
456
|
-20
|
Nhật Bản
|
0
|
207
|
-100
|
Hàn Quốc
|
263
|
325
|
-19
|
Tổng châu Á
|
1.117
|
1.670
|
-33
|
UAE
|
111
|
152
|
-27
|
Tổng Trung Đông
|
111
|
152
|
-27
|
Hy Lạp
|
97
|
71
|
36
|
Italy
|
161
|
179
|
-10
|
Tây Ban Nha
|
97
|
89
|
8
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
226
|
179
|
27
|
Nguồn: VITIC/Reuters