Mỹ đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran trong tháng 11/2018 sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và 6 cường quốc thế giới. Nhằm cắt giảm doanh số của Iran về 0, Washington trong tháng 5/2019 đã kết thúc các quy định miễn trừ trừng phạt cho một số nước nhập khẩu dầu thô Iran.
Dù sao Iran cũng xuất khẩu khoảng 300.000 thùng dầu thô mỗi ngày trong 3 tuần đầu tháng 6/2019, theo 2 nguồn tin theo dõi dòng dầu. Số liệu từ Refinitiv Eikon đưa ra xuất khẩu dầu thô khoảng 240.000 thùng/ngày.
Một nguồn tin nới “đây là mức xuất khẩu dầu thô rất thấp”.
Việc siết chặt xuất khẩu từ Iran, một thành viên của OPEC, là một yếu tố quan trọng cho tổ chức sản xuất này và đồng minh của họ khi nhóm họp vào ngày 1 - 2/7 để quyết định liệu có bơm thêm dầu cho phần còn lại năm nay hay không.
Xuất khẩu của Iran trong tháng 6/2019 giảm từ khoảng 400.000 - 500.000 thùng/ngày trong tháng 5/2019 theo ước tính của các nguồn trong ngành và Refinitiv và chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 2,5 triệu thùng/ngày mà Iran đã xuất khẩu trong tháng 4/2018, một tháng trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân này.
Xuất khẩu của Iran đã trở thành mờ mịt hơn kể từ khi các lệnh trừng phạt của Mỹ trở lại trong tháng 11/2018, khiến khó khăn để biết rõ về khối lượng.
Tehran đã không báo cáo số liệu sản lượng của họ cho OPEC nữa và không có thông tin chính xác về xuất khẩu kể từ khi khó có thể biết liệu tàu có chuyển tới người dùng cuối hay không.
Số liệu của Refinitiv Eikon cho thấy Iran đã xuất khẩu 5,7 triệu thùng dầu thô trong 24 ngày đầu tháng 6 sang UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore và Syria, mặc dù những nơi này không phải điểm tới cuối cùng.
Kpler, một công ty khác theo dõi tàu chở dầu, ước tính rằng Iran đã nạp 645.000 thùng dầu thô và khí ngưng tụ mỗi ngày, trên các tàu chở dầu trong nửa đầu tháng 6, trong đó 82% đang trôi nổi trên vùng Vịnh. Điều đó đưa xuất khẩu dầu thô thực sự trong nửa đầu tháng này thậm chí giảm xuống dưới 300.000 thùng/ngày.
Kpler cho biết “những hạn chế của Mỹ đang có ảnh hưởng rõ ràng tới khả năng bán dầu của Iran ra các thị trường toàn cầu”.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet