Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thuyết phục các đồng minh của họ cắt giảm nhập khẩu hàng hóa của Iran xuống bằng 0 vào tháng 11, và sự chuyển đổi của Ấn Độ thúc đẩy những nỗ lực của chính quyền Mỹ khi sử dụng năng lượng để tiếp tục mục đích chính trị của mình.
Mỹ đã trở thành một nhà xuất khẩu dầu thô chủ chốt, bán ra nước ngoài 1,76 triệu thùng/ngày trong tháng 4, theo số liệu mới nhất của chính phủ.
Tất cả đều cho biết các nhà sản xuất và kinh doanh tại Mỹ sẽ xuất hơn 15 triệu thùng dầu thô sang Ấn Độ trong năm nay tính tới tháng 7, so với 8 triệu thùng trong cả năm 2017.
Xuất khẩu sang Ấn Độ có thể tăng cao nếu Trung Quốc áp đặt mức thuế lên nhập khẩu dầu của Mỹ trong đợt thuế quan mới nhất, có thể làm giảm lượng mua của Trung Quốc và dẫn tới giá dầu thô của Mỹ giảm.
A. K. Sharma, giám đốc tài chính tại tập đoàn Dầu Ấn Độ, nhà lọc dầu hàng đầu của nước này cho biết dầu thô của Mỹ đang thu hút vì chi phí thấp và có thể tăng hơn nữa nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu năng lượng từ Mỹ.
Ông nói nếu Trung Quốc đánh thuế với dầu của Mỹ thì lượng xuất khẩu từ Mỹ sang Ấn Độ có thể tăng. “Chúng tôi đang tìm kiếm một thỏa thuận trung hạn để mua 3 đến 4 chuyến hàng dầu mỏ của Mỹ trong giai đoạn 3 tới 6 tháng thay vì mua từng chuyến riêng lẻ”.
Cơ hội cho Mỹ
Tháng trước, Bộ Dầu mỏ của Ấn Độ đã yêu cầu các nhà máy lọc dầu chuẩn bị hạn chế nhập khẩu dầu thô từ Iran trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực trong tháng 11.
Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, Nga, Trung Quốc và vài nước Tây Âu trong đó Iran đã đồng ý hạn chế hoạt động hạt nhân của mình đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trước đó.
Dầu thô của Venezuela xuất sang châu Á cũng giảm 21% trong nửa đầu năm nay do sản lượng bị thiệt hại bởi thiếu đầu tư, quản lý kém và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Thêm vào khủng hoảng xuất khẩu của Venezuela là Mỹ tăng cường trừng phạt với công dân và công ty của Venezuela, một phần của chiến dịch gây áp lực cho Tổng thống Nicolas Maduro cải cách chính trị và thị trường.
Iran và Venezuela trong số 5 nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu của Ấn Độ.
Tháng trước, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Iran giảm 16% so với tháng 5, giảm bớt sự gia tăng trong nửa đầu năm nay so với năm trước.
Chính quyền của Tổng thống Trump dự định cử một phái đoàn tới Ấn Độ trong những tháng tới để bàn về các lệnh trừng phạt Iran và những vấn đề dầu mỏ.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết “chúng tôi tập trung làm việc với những nước đang nhập khẩu dầu thô của Iran để nhiều nước giảm nhập khẩu xuống bằng 0 vào ngày 4/11”.
Reid l'Anson, một nhà phân tích tại công ty theo dõi hàng hóa Kpler cho biết nhà máy lọc dầu công suất lớn thứ 4 thế giới đang cắt giảm nhập khẩu dầu thô từ Iran. “Đó là một cơ hội cho các nhà sản xuất của Mỹ bán vào thị trường Ấn Độ. Nhu cầu của Ấn Độ hoàn toàn mạnh”.
Số liệu theo dõi tàu chở dầu của Reuters cho thấy 3 trong số 8 tàu của các thương nhân Thụy Sỹ và Trung Quốc hướng sang Ấn Độ trong vài tuần gần đây được dự định cập cảng gần nhà máy lọc dầu Jamnagar của Reliance Industries, nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Ba tàu khác hướng tới các cảng chưa được tiết lộ trên bờ tây của Ấn Độ từ Bờ Vịnh Mỹ.
Vitol SA của Thụy Sỹ và các công ty dầu mỏ của Trung Quốc gồm PetroChina tháng trước đã dỡ 4 tàu mang 6,83 triệu thùng, theo số liệu của Thomson Reuters.
Tháng 6 Mỹ xuất khẩu 228.000 thùng/ngày sang Ấn Độ là nhiều hơn gấp đôi xuất khẩu kỷ lục trước đó 98.000 thùng/ngày trong tháng 9/2017, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
FPMC C Melody, một tàu chở dầu lớn VLCC dự định tới Sikka, gần Jamnagar vào tháng tới. Tàu mang 1,93 triệu thùng dầu thô của Mỹ.
Một số nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã kết thúc chạy thử nghiệm dầu thô Mỹ trong năm nay, thường bằng cách trộn nó với các loại dầu nặng hơn mà các nhà máy này thường xử lý.
Reliance đang trộn dầu thô nhẹ hơn của Mỹ với các dầu thô nặng hơn từ các quốc gia khác. Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm dầu thô của Mỹ năm ngoái và khối lượng tăng lên khi họ tự tin rằng hỗn hợp này sẽ hoạt động.
Nguồn: VITIC/Reuters