Sự sụt giảm sản lượng của quốc gia Nam Mỹ này đã khiến suy thoái kinh tế nghiêm trọng và bất ổn chính trị. Mỹ vẫn là một thị trường quan trọng vì hầu hết khách hàng của Mỹ thanh toán dầu mỏ bằng tiền mặt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt tài chính đã được chính quyền của Tổng thống Donals Trump áp đặt cho Venezuela hồi tháng 8.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong tuần này đã nâng triển vọng trừng phạt, gồm việc Mỹ dừng nhập khẩu dầu thô của Venezuela và ngăn cản việc xuất khẩu sản phẩm đã lọc của Mỹ sang nước này. Tuy nhiên, Tillerson cho biết ông lo ngại về tác động của các biện pháp như vậy với người dân vốn đã chịu đựng việc thiếu lương thực và thuốc men nghiêm trọng.
Sản lượng dầu mỏ của Venezuela giảm trong năm ngoái xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ, gây thiệt hại tới xuất khẩu dầu thô và sản phẩm đã lọc, đặc biệt sang Mỹ.
Xuất khẩu dầu của nước này sang Mỹ là 476.550 thùng/ngày trong tháng trước, giảm 29% so với tháng 1/2017. Nhưng xuất khẩu dầu mỏ của PDVSA phục hồi nhẹ so với tháng trước do xuất khẩu loại dầu cấp cao từ vành đai Orinoco của Venezuela.
Trong tháng 12, xuất khẩu dầu thô của Venezuela sang Mỹ giảm xuống 392.710 thùng/ngày, hạ mức trung bình năm 2017 xuống thấp nhất kể từ năm 1991.
Trong tháng trước, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 29 lô hàng dầu thô Venezuela so với 24 lô trong tháng 12. Nơi nhận lớn nhất là nhà máy lọc dầu độc lập Valero Energy, tiếp đến là nhà máy Citgo Petroleum của PDVSA và tập đoàn Chevron.
Công ty Phillips 66 và PBF Energy Inc, là hai nơi nhập khẩu lớn dầu thô Venezuela, đã không mua dầu thô từ PDVSA hay liên doanh của họ trong tháng trước.
Sản lượng dầu thô của Venezuela giảm mạnh, thúc đẩy nhiều nhà phân tích điều chỉnh dự báo trong năm nay, khiến lo ngại nền kinh tế của quốc gia 30 triệu dân này sụt đổ
Venezuela đang chịu đựng lạm phát gia tăng, thiếu tiền mặt và suy thoái kinh tế. Sụt giảm sản lượng của quốc gia này trong năm ngoái là lớn nhất trong số các thành viên của OPEC đã cam kết hạn chế sản lượng đến hết năm 2018.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet