Theo Energy Aspects xuất khẩu có thể đạt 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng khoảng 45% so với năm ngoái, do nhu cầu dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ cho lọc dầu và hóa dầu ngày càng tăng.
Bà Amrita Sen, đồng sáng lập và phụ trách các nhà phân tích dầu mỏ tại Energy Aspects cho biết tại Hội nghị Thượng đỉnh Dầu thô Mỹ “nửa cuối năm nay là lúc tăng trưởng sản lượng dầu mỏ lấn át”. “Xuất khẩu của Gulf Coast sẽ mạnh”.
Sự thống nhất lớn hơn giữa hoạt động lọc và hóa dầu là một thúc đẩy với nhu cầu dầu mỏ của quốc gia này. Một điều khác là sự thay đổi thông số kỹ thuật trong nhiên liệu đã lọc như nhiệm vụ giảm lưu huỳnh đối với các nhiên liệu sử dụng trong hàng hải.
Mỹ đã xuất khẩu trung bình 1,037 triệu thùng/ngày từ tháng 1 tới tháng 10/2017, theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Xuất khẩu trong năm 2016 là 591.000 thùng/ngày.
Unipec có kế hoạch tăng giao dịch dầu thô Mỹ lên tới 300.00 thùng/ngày vào cuối năm nay, khoảng gấp 3 lần khối lượng giao dịch năm ngoái.
Chủ tịch của Unipec cho biết một công ty con của tập đoàn Sinopec, Unipec hiện nay giao dịch khoảng 200.000 thùng/ngày.
Mỹ sẽ thay thế châu Phi vào năm 2020 như một nguồn cung cấp dầu thô lớn thứ hai sang châu Á, sau Trung Đông, với giá dầu thô Mỹ hiện nay được coi là cạnh tranh với loại dầu Tây Phi và Biển Bắc.
Dẩu thô WTI tại Houston được dự kiến trở thành loại quan trọng nhất của Mỹ thay thế cho dầu WTI ở Cushing, vì giá ở Houston tốt hơn phản ánh nhu cầu xuất khẩu.
Corey Prologo, giám đốc kinh doanh dầu với Bắc Mỹ cho biết công ty kinh doanh Trafigura dự kiến một số hạn chế về cơ sở hạ tầng giới hạn tăng trưởng công suất xuất khẩu dầu thô của Mỹ, ngay cả nếu sản lượng tiếp tục tăng. Ông cho biết bất chấp giá dầu thô tăng ông không dự đoán nhu cầu toàn cầu giảm trong năm nay và tồn kho toàn cầu sẽ tiếp tục giảm.
Ở mức giá bền vững cao hơn ông nói “chúng tôi sẽ thấy nhu cầu bị hủy hoại, nhưng với 65 - 70 USD/thùng chúng tôi vẫn chưa thấy điều đó”.
Nguồn: VITIC/Reuters