Tồn trữ dầu cọ của Malaysia tính đến cuối tháng 8/2020 tăng 5,4% so với tháng 7/2020, tháng tăng đầu tiên trong 4 tháng. Sản lượng dầu cọ trong tháng 8/2020 tăng 2%, trong khi xuất khẩu giảm 14%.
Dự báo sản lượng và tồn trữ tăng cao gây áp lực đối với giá dầu cọ, thương nhân có trụ sở tại Singapore cho biết.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 31 ringgit tương đương 1,07% xuống 2.860 ringgit (689,82 USD)/tấn.
Giá dầu cọ tăng 2,8% lên mức cao nhất hơn 7 tháng trong phiên trước đó và có tuần tăng 4,5%.
Các nhà phân tích cho biết, lo ngại thiếu hụt lao động sau các hạn chế đi lại do virus corona có thể trở nên trầm trọng hơn trong những tháng tới và ảnh hưởng đến sản lượng giai đoạn cao điểm từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, song sản lượng tăng cao có thể làm giảm bớt lo ngại.
Xuất khẩu giảm trở lại có thể do lo ngại về khả năng chi trả dầu cọ đối với một số nước tiêu dùng thu nhập thấp và khả năng kinh tế của dầu sinh học Indonesia, Ivy Ng, nhà nghiên cứu hàng đầu thuộc CGS-CIMB Research cho biết.
Thị trường cũng thận trọng trước số liệu xuất khẩu giai đoạn từ 1-5/9/2020.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,68%, trong khi dầu cọ tăng 0,1%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,27%.
Giá dầu cọ bị ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá dầu cọ tăng lên 2.910-2.946 ringgit/tấn, nhà phân tích Wang Tao cho biết.

Nguồn: VITIC/Reuters