Để tránh hoa quả xuất khẩu quá lệ thuộc vào thị trường truyền thống, tới đây những trái dừa ở Bình Định cần chuyển đổi mạnh từ xuất khẩu thô sang chế biến sâu những sản phẩm từ dừa, tạo đầu ra cho dừa nguyên liệu.

Kết quả hình ảnh cho dừa bình định

Dừa Tam Quan (Bình Định)

Theo nguồn tin từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, sở hữu nguồn nguyên liệu khổng lồ, nhưng dừa Bình Định hiện chủ yếu xuất khẩu thô sang thị trường Trung Quốc, chỉ phần nhỏ được đưa vào chế biến. Trong khi xuất khẩu dừa thô sang Trung Quốc không ổn định.
Bình Định hiện có khoảng 10.000ha dừa, tập trung tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát; sản lượng đạt khoảng 97.368 tấn/năm, tương đương 81 triệu quả.
Trong đó, dừa tươi dùng để uống nước là 16 triệu quả, số còn lại là dừa hái khô xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều đáng nói là mặc dù Bình Định đang sở hữu nguồn nguyên liệu dừa rất lớn, nhưng ngành chế biến dừa ở tỉnh này hiện còn rất yếu, chỉ mỗi Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc An ở huyện Hoài Nhơn là có chế biến tinh dầu dừa, nhưng quy mô còn rất nhỏ.
Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc An, Nguyễn Ngọc Nghiệp cho biết, hiện năng lực chế biến tinh dầu dừa của Hợp tác xã chỉ đạt khoảng từ 30.000 - 36.000 lít/năm. Do đó, nguyên liệu cần cho hoạt động này cũng rất ít.
Hiện nay thị trường Trung Quốc chủ yếu nhập dừa nguyên quả. Dừa khô được bóc lớp vỏ ngoài, phần sọ dừa bên trong còn cả nước được phía Trung Quốc thu mua rất mạnh. Trong tổng sản lượng dừa hàng năm của Bình Định, chiếm phần lớn là được cung ứng cho thị trường Trung Quốc. Đó chỉ mới là nói riêng về dừa ở Bình Định, số lượng dừa mà các địa phương trong nước bán cho Trung Quốc con số “khủng” hơn rất nhiều. Do tiêu thụ dừa với số lượng lớn như vậy, nên hiện thị trường Trung Quốc đang quyết định giá dừa tại Việt Nam.
Năm ngoái, giá dừa tại địa phương tăng đến 15.000 đồng/quả, do thị trường Trung Quốc thu mua dừa ào ạt. Thế nhưng hiện nay do sức mua của Trung Quốc rất yếu, nên giá dừa giảm xuống chỉ còn 5.000 đồng/quả, giảm 2/3 so với năm ngoái.
Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, TS Hồ Huy Cương cho rằng, không có loại quả nào như quả dừa, có thể sử dụng từ thân cây, vỏ đến sọ dừa, cơm dừa và nước dừa. Vỏ quả dừa (còn gọi là xơ dừa) được ép thành bánh, cho vào những chất dinh dưỡng cho cây trồng, sau đó xuất khẩu sang những nước làm nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng và phát triển nông nghiệp đô thị.
Sọ dừa thì được chế biến thành than hoạt tính, loại than đang được các nước châu Âu thu mua mạnh với giá trị cao. Thân cây dừa được tách sợi để làm đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng, phù hợp với xu thế của xã hội hiện nay là không dùng đồ vật làm bằng nhựa tái chế, nên những sản phẩm thân thiện với môi trường được làm từ dừa sẽ được người tiêu dùng cả thế giới ưa chuộng.
Cơm dừa ngoài chế biến tinh dầu, còn là nguyên liệu để chế biến thành nhiều sản phẩm đặc biệt khác là sữa dừa, kem dừa dưỡng da, sấy khô chế biến thành nhân bánh sôcôla, nhân các loại bánh lương thực khác.
Trung Quốc còn dùng cơm dừa để ép ra một loại nước giải khát gọi là sữa dừa có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, phù hợp cho trẻ em phát triển thể chất. Chỉ xơ dừa ở Việt Nam mới chỉ được làm nguyên liệu để dệt thảm chùi chân hoặc làm dây dừa, còn Nhật Bản nhập chỉ xơ dừa về để sản xuất nệm ghế xe ô tô cao cấp. Mút cao su làm nệm ghế xe ô tô không có sức hút tự nhiên, sẽ gây hại cho sức khỏe, người tiêu dùng các nước tiến bộ không ưa chuộng. Trong khi đó nệm ghế ô tô làm bằng xơ dừa hút ẩm, hút mồ hôi rất tốt, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Pisico Bình Định, Nguyên An Điềm phân tích thêm.
Vấn đề được đặt ra là phải làm gì để dừa không quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay? Trả lời câu hỏi này, TS Hồ Huy Cường khẳng định không gì khác hơn là phải chuyển đổi mạnh từ xuất khẩu thô sang chế biến sâu những sản phẩm từ dừa, tạo đầu ra cho dừa nguyên liệu.
Theo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc An, để chế biến ra 1 lít tinh dầu dừa, chỉ cần đến 20 quả dừa nguyên liệu. Giá dừa nguyên liệu hiện chỉ có 5.000 đồng/quả, 20 quả là 100.000 đồng. Trong khi đó, nếu bán buôn thì tinh dầu dừa có giá 200.000 đồng/lít, còn nếu đóng chai thì giá trị tăng đến 700.000 – 800.000 đồng/lít. So sánh giữa xuất bán quả thô và chế biến sâu thì thấy rõ mức chênh lệch rất lớn. Hiện tinh dầu dừa của Hợp tác xã đã có mặt tại các siêu thị và các đại lý trong tỉnh và được giới thiệu với người tiêu dùng trong cả nước. Nếu được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà máy chế biến tinh dầu dừa, thì hiệu quả kinh tế dừa mang lại sẽ đạt cao hơn.
Nguồn tin từ báo Tiền Phong, những hoa quả Việt Nam của Việt Nam xuất sang Nhật Bản được giá, nếu ở Việt Nam chỉ có vài chục nghìn/kg nhưng khi ở Nhật Bản lại có giá tiền từ trăm tới triệu đồng. Những hoa quả này trải qua quá trình nghiêm ngặt và được ưa chuộng tại quốc gia kỹ tính về chất lượng như Nhật Bản.
Cụ thể, cuối năm 2015, lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật Bản. Tại các siêu thị bán lẻ ở Nhật, xoài Cát Chu có giá khoảng 8 – 10 USD/kg (tương đương 200.000 – 230.000 đồng/kg). Với mức giá này, một quả xoài có giá khoảng 70.000 đồng (quả nhỏ) và 100.000 đồng (quả to). Để được ưa chuộng tại thị trường này, xoài Cát Chu phải trải qua quy trình trồng đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.

Kết quả hình ảnh cho xoài cát chu

Xoài Cát Chu (Cao Lãnh)

Xoài Cát Chu được trồng chủ yếu tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp). Xoài Cát Chu thu hoạch 2 lần trong năm vào tháng 7 và tháng Tết. Xoài chín có vị ngọt thanh, nhiều nước, thịt dày, màu vàng và mùi thơm dễ chịu. Tại Việt Nam, Xoài Cát Chu chỉ dao động dưới 50 - 70.000 đồng/kg.
Ngoài Xoài Cát Chu, tại thị trường Nhật Bản, từ năm 2009, trái thanh long ruột trắng bắt đầu hành trình chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản - thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, thanh long đỏ cũng được chấp thuận nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này. Hiện thanh long là loại trái cây được xuất khẩu đều đặn sang Nhật Bản, chiếm phần lớn trong hơn 1.000 tấn thanh long mà nước này nhập khẩu mỗi năm. Tại các siêu thị, Thanh Long Việt Nam có giá từ: 250.000 - 300.000 đồng/quả tùy từng loại.

Kết quả hình ảnh cho thanh long ruột trắng

Ngoài ra, từ năm 2014, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã đàm phán và xuất khẩu thành công lô vải thiều sang Nhật Bản và tiếp tục duy trì đến nay. Một khay vải thiều (12 quả) tại siêu thị ở Nhật có giá tới 430.000 đồng. Thực tế, vài thiểu là loại quả có giá rẻ ở Việt Nam, có năm được mùa, tại Bắc Giang, giá vải chỉ vài nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, vải xuất sang Nhật có quy trình trồng khác với các loại vải trong nước.
Theo Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 9, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lượng hàng hóa trị giá 5,07 tỷ USD tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản hiện đứng thứ 3 trong số những thị trường xuất khẩu đạt tỷ USD chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù Việt Nam đã xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản, nhưng theo các doanh nghiệp, đây là thị trường khó tính, không dễ thâm nhập bởi người Nhật yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa trong khi doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuất thủ công. Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt chưa có nhiều kinh nghiệm, thông tin về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, mức giá sản phẩm của thị trường Nhật Bản…
Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Phạm Minh Đức cho biết, nông sản Việt muốn vào Nhật phải đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện một số loại trái cây Việt Nam như cam, quýt, đu đủ... bị Nhật đưa vào danh sách cấm nhập khẩu vì có dòi phương Đông. Điều đó cho thấy doanh nghiệp muốn xuất khẩu được nông sản sang thị trường Nhật Bản phải nâng cao chất lượng, công nghệ bảo quản, chế biến hàng nông sản cũng như giá thành sản phẩm.
Nguồn: VITIC