Theo nguồn Thương trường, tại Big C, đậu cove túi lưới 500gr giảm còn 15.000 đồng; hành ba rô có giá 24.000 đồng/kg; xoài cát Hoà Lộc ở mức 46.000 đồng/kg; chuối Unifarm giá 28.000 đồng/kg…

Ở VinMart, chuối vàng còn 21.000 đồng/kg; ổi lê có giá 11.300 đồng/kg; cam sành loại lớn giảm còn 37.500 đồng/kg; bơ đặc biệt giá 65.000 đồng/kg…

Tại hệ thống Smart Fruits, dâu tây Hàn Quốc 250gr giảm còn 99.000 đồng; dưa lưới mật giòn có giá 240.000 đồng/trái; nho ngón tay Úc giấ 200.000 đồng/kg; nho đen adora Úc rẻ hơn chỉ 180.000 đồng/kg…
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 1,225 tỉ USD, giảm 12,53 % so với cùng kỳ 2019.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu rau quả trong cùng giai đoạn giảm đến 42%, với giá trị 376,9 triệu USD, do giảm mạnh lượng nhập từ các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, Việt Nam lại gia tăng nhập khẩu rau quả từ một số nước khác như: New Zealand, Myanmar, Mỹ , Hàn Quốc, Nam Phi,…
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Mỹ đạt hơn 102,1 triệu USD, tăng gần 44% so với cùng kỳ năm 2019, lần đầu tiên trở thành nhà cung rau quả số 1 cho Việt Nam với 27,1% thị phần.
Dẫn nguồn Người lao động, tính đến năm 2020, Việt Nam đã cấp phép nhập khẩu chính ngạch cho 6 loại quả tươi của Mỹ gồm: táo, nho, lê cherry, việt quất, cam, trong đó: táo, nho và cherry Mỹ chiếm thị phần áp đảo trên thị trường trái cây ngoại.
Trên thị trường thế giới, giá đậu tương và ngô giảm, lúa mì và dầu cọ tăng lên.
Giá đậu tương tại Mỹ giảm 1,4% xuống mức thấp nhất 2 tuần, chịu áp lực giảm bởi lo ngại về nhu cầu từ nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới giảm, do căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington gia tăng.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 11-3/4 US cent xuống 8,35 USD/bushel. Giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 1-3/4 US cent xuống 3,17-3/4 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mì mềm, đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 2-1/4 US cent lên 5,16 USD/bushel.
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng do nước này cam kết tăng cường quan hệ thương mại với nước nhập khẩu dầu cọ hàng đầu - Ấn Độ - trong khi xuất khẩu trong tháng 5/2020 cải thiện cũng thúc đẩy thị trường.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 10 ringgit tương đương 0,46% lên 2.169 ringgit (499,77 USD)/tấn.
Các nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu Indonesia và Malaysia đều công bố kế hoạch tiếp tục các chương trình nhiên liệu sinh học, làm giảm bớt lo ngại rằng các kế hoạch sẽ bị hủy bỏ trong bối cảnh giá dầu thô xuống thấp.

Nguồn: VITIC tổng hợp