Giá nông sản suy yếu về những ngưỡng hỗ trợ gần khi không có nhiều tin bullish

Đóng cửa phiên giao dịch tuần trước, nhóm hàng nông sản giảm mạnh sau nhiều tuần tăng giá liên tiếp trước những diễn biến mới của thời tiết tại Nam Mỹ và áp lực chốt lời của nhà đầu tư.

Sang tuần này, các cơn mưa tiếp tục xuất hiện trên diện rộng tại Nam Mỹ dự kiến sẽ là yếu tố định hướng chính cho giá nông sản, đặc biệt là ngô và đậu tương trong tuần này.

Nhu cầu nông sản từ Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực hỗ trợ cho giá nông sản, đặc biệt là đậu tương, thông qua các số liệu xuất khẩu hằng tuần. Trong tuần vừa rồi, Trung Quốc dẫn đầu trong số các khách hàng mua đậu tương Mỹ, chiếm gần một nửa lượng hàng bán của đậu tương Mỹ trong tuần. Tuy nhiên, lực mua từ Trung Quốc có thể sẽ không duy trì lâu khi hơn hai tuần nữa là Trung Quốc sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán dài.

https://www.mxv.com.vn/gia-nong-san-suy-yeu-ve-nhung-nguong-ho-tro-gan-khi-khong-co-nhieu-tin-bullish.html

 

Xu hướng giảm đang chiếm ưu thế đối với nhóm công nghiệp trong tuần này

Kết thúc tuần giao dịch 18/01 – 24/01, các mặt hàng công nghiệp đang được giao dịch tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đóng cửa trái chiều nhau. Giá cà phê và giá đường đồng loại giảm mạnh hơn 3%, trong khi đó giá bông và cacao tăng nhẹ.

Thời tiết thuận lợi tại các vùng gieo trồng cà phê và mía đường của Brazil trong tuần vừa rồi, kết hợp với việc đồng Real giảm mạnh đến 3.18% đã tạo áp lực bán lớn lên các mặt hàng. Trong khi đó, các gói kích thích kinh tế trị giá 1,900 tỷ USD của tổng thổng Joe Biden đang gặp phải sự phản đối rất lớn từ Đảng Cộng hòa, khi mà thâm hụt ngân sách Mỹ đã ở khoảng 4,500 tỷ USD sau khi chính quyền tiền nhiệm Donald Trump tung ra gói hỗ trợ 3,000 tỷ USD trong năm 2020. Nợ công của Mỹ đang tiệm cận 28,000 tỷ USD, tỷ lệ tổng nợ trên GDP là 146%. Bên cạnh đấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước mặc dù giảm còn 900,000 nhưng vẫn ở mức cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục càn quét Mỹ, dấy lên nguy cơ việc làm tại nền kinh tế số một thế giới có tháng giảm thứ hai liên tiếp. Vaccine hiện đang được triển khai khá chậm chạp, thậm chí một số loạt tỏ ra không hiệu quả trước việc virus biến chủng liên tục khiến triển vọng khôi phục kinh tế vẫn còn nguyên một màu u ám, sẽ là các yếu tố tác động bearish đến giá các mặt hàng công nghiệp trong tuần này.

https://www.mxv.com.vn/xu-huong-giam-dang-chiem-uu-the-doi-voi-nhom-cong-nghiep-trong-tuan-nay.html

 

Khối lượng thông tin cơ bản vẫn là chưa đủ để định hướng giá kim loại

Giá các mặt hàng kim loại được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam diễn biến trái chiều khi kết thúc tuần giao dịch 18 – 24/01 vừa qua. Bạc, bạch kim và đồng đồng loạt cho thấy các mức tăng, trong khi quặng sắt là mặt hàng duy nhất trong nhóm kim loại đóng cửa có sắc đỏ trong tuần giao dịch vừa qua.

Giá bạc đóng cửa tuần trước tăng mạnh 2.77% lên 25.55 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 2% lên 1111.6 USD/ounce. Mức tăng của bộ đôi kim loại quý này diễn ra trong bối cảnh đồng USD bất ngờ suy yếu sau 2 tuần tăng liên tiếp, và những kì vọng vào những chính sách hỗ trợ kinh tế trong nhiệm kì mới của chính phủ Tổng thống Joe Biden. Diễn biến giá của bạc và bạch kim cho thấy những điểm tương đồng so với tuần trước, với giá bạc tăng liên 4 phiên trong tuần trước, trong khi giá bạch kim tăng 2 phiên liên tiếp, trước khi đồng loạt giảm mạnh ở phiên giao dịch cuối tuần.

https://www.mxv.com.vn/khoi-luong-thong-tin-co-ban-van-la-chua-du-de-dinh-huong-gia-kim-loai.html

 

Giá dầu thô sẽ tăng nhẹ trước một số thông tin trái chiều

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/01, giá dầu thô WTI giảm 1.6% xuống 52.27 USD/thùng do tình hình dịch bệnh phức tạp tại Trung Quốc.

Trong tuần này, MXV dự đoán dầu thô sẽ tăng nhẹ giữa những thông tin trái chiều.

Trong tuần trước, dầu thô vẫn chưa thể vượt qua được vùng kháng cự mạnh ở 54 do lo ngại về nhu cầu khi nhiều quốc gia đi vào phong tỏa. Các nước tiêu thụ dầu thô lớn ở khắp nơi trên thế giới phải áp dụng các hạn chế di chuyển trở lại trước sự tấn công của làn sóng Covid-19 lần hai.

Nhu cầu nhiên liệu phục hồi tại Trung Quốc đã góp phần giúp giá dầu tăng mạnh trong cuối năm ngoái – khi nhu cầu tại châu Âu và Mỹ chậm lại. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này có thể chậm lại vì nhiều thành phố tại Trung Quốc đã phải đóng cửa sau khi chính phủ phát hiện ra nhiều ổ dịch trong nước. Điều này sẽ gây ra lo ngại về phục hồi nhu cầu, nhất là khi báo cáo của EIA trong tuần trước cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 4.3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 15/01/2021. Các công ty dầu khí tại Mỹ cũng tiếp tục tăng số lượng giàn khoan hoạt động lên 289 để tận dụng mức giá cao hiện tại.

https://www.mxv.com.vn/gia-dau-tho-se-tang-nhe-truoc-mot-so-thong-tin-trai-chieu.html

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam