Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Argentina trong tháng 4/2018 giảm 26,86% so với tháng 3 và 4,15% so với tháng 4/2017 tương ứng với 31,4 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 158,7 triệu USD, tăng 24,11% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Argentina nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các nhóm hàng công nghiệp, trong đó nguyên phụ liệu dệt may da giày có kim ngạch cao nhất 15,7 triệu USD, chiếm 9,9% tổng kim ngạch, nhưng so với cùng kỳ lại giảm nhẹ 8,28%. Đứng thứ hai là giày dép, hàng dệt may, vải mành kỹ thuật đều có tốc độ tăng trưởng, tăng lần lượt 55,02%; 17,58% và 17,93%. Đáng chú ý, trong nhóm hàng công nghiệp thì giày dép các loại là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Ngoài nhóm hàng công nghiệp, thì Argentina còn nhập khẩu từ Việt Nam các nhóm hàng khác như cao su, sản phẩm gốm sứ. Đặc biệt, nhóm hàng sản phẩm gốm sứ tuy kim ngạch chỉ đạt 445,5 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng mạnh vượt trội 134,25% so với cùng kỳ.
Còn đối với nhóm hàng cao su xuất khẩu đều sụt giảm cả lượng và giá so với 4 tháng năm 2017. Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất khẩu 481 tấn cao su với đơn giá bình quân 1631,05 USD/tấn đạt 784,5 nghìn USD, giảm 13,18% về lượng, 25,27% về giá và 35,11% kim ngạch – đây cũng là nhóm hàng có tốc độ giảm nhiều nhất.
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Argentina 4 tháng đầu năm 2018
Mặt hàng
|
4 tháng đầu năm 2018 (USD)
|
+/- so với cùng kỳ (%)
|
Tổng
|
158.780.675
|
24,11
|
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
|
15.739.771
|
-8,28
|
Giày dép các loại
|
32.999.889
|
55,02
|
Hàng dệt, may
|
7.358.898
|
17,58
|
Vải mành, vải kỹ thuật khác
|
2.628.366
|
17,93
|
Sản phẩm gốm, sứ
|
445.589
|
134,25
|
Cao su
|
784.536
|
-35,11
|
(Vinanet ính toán số liệu từ TCHQ)
Ngược lại, Việt Nam chủ yếu nhập từ Argentina thức ăn gia súc và nguyên liệu, ngô, nguyên phụ liệu dệt may da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, dược phẩm, bông các loại.
Trong cơ cấu chủng loại hàng hóa nhập khẩu thì thức ăn gia súc và nguyên liệu là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trên 50%, đạt 484,25 triệu USD, giảm 8,66% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là ngô chiếm 43,2% đạt 413 triệu USD, tăng 211,99% - đây cũng là nhóm hàng có tốc độ nhập khẩu tăng mạnh nhất. Kế đến là nguyên phụ liệu dệt may da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, dược phẩm và bông các loại.