Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu than đá sau khi tăng rất mạnh 710% về lượng và tăng 411,4% về kim ngạch trong tháng 2/2019, thì sang tháng 3/2019 xuất khẩu sụt giảm mạnh 98,3% về lượng và giảm 95,3% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 458 tấn, tương đương 156.443 USD. So với cùng tháng năm 2018 cũng giảm mạnh trên 99% cả về lượng và kim ngạch. Giá xuất khẩu than đá trong tháng 3/2019 đạt trung bình 341,6 USD/tấn, tăng mạnh 182% so với tháng liền kề trước đó và tăng 150,9% so với tháng 3/2018.
Cộng chung cả quý 1/2019 xuất khẩu than đá của cả nước đạt 31.381 tấn, thu về 4,34 triệu USD, giảm mạnh 94,6% về lượng và giảm 94,2% về kim ngạch so với quý 1/2018. Giá xuất khẩu trung bình tăng 6,2%, đạt 138,4 USD/tấn.
Trong quý 1/2019 than đá của Việt Nam chỉ xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản và Malaysia; trong đó xuất sang thị trường Nhật Bản trong tháng 3/2019 giảm rất mạnh trên 99% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 2/2019, đạt 140 tấn, tương đương 47.740 USD; đưa lượng than đá xuất khẩu cả quý 1 sang Nhật lên 30.985 tấn, tương đương 4,22 triệu USD, giảm mạnh 88% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 98% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu than đá của cả nước. Giá xuất khẩu sang thị trường này tăng 7,5% so với cùng kỳ, đạt 136 USD/tấn.
Chỉ còn một phần nhỏ xuất sang thị trường Malaysia, chiếm 0,9% trong tổng lượng xuất khẩu than đá của cả nước và chiếm 2,3% trong tổng kim ngạch, đạt 278 tấn, tương đương 100.664 USD, giảm 99% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt 362,1 USD/tấn, tăng mạnh 219%.
Về kế hoạch xuất khẩu năm 2019, Bộ Công Thương vừa có văn bản số 2837/BCT-DKT gửi Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch XK than năm 2019 của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc, với tổng khối lượng là 2,05 triệu tấn.
Cụ thể, đối với TKV là 2 triệu tấn; trong đó, than cục 700 nghìn tấn và than cám 1, 2, 3 là 1,3 triệu tấn. Đối với Tổng công ty Đông Bắc, tổng khối lượng XK là 50 nghìn tấn. Trong đó, than cục là 30 nghìn tấn và than cám 1, 2, 3 là 20 nghìn tấn.
Kết quả cân đối cung cầu than hiện nay cho thấy, giai đoạn đến năm 2030, Việt Nam sẽ dư thừa than cục, than cám 1, 2, 3 mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết với khối lượng khoảng 2,1 triệu tấn/năm. Đây là loại than chỉ có ở Việt Nam, sử dụng phù hợp cho công nghệ luyện thép chất lượng cao (thép không gỉ) của Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018, Việt Nam NK tới 23,78 triệu tấn than, trong đó chủ yếu là than bitum và á bitum cho sản xuất điện, không có chủng loại than cục, than cám 1, 2, 3.
Theo báo cáo của TKV và Tổng công ty Đông Bắc, dự kiến khối lượng than NK năm 2019 của các đơn vị khoảng 8 triệu tấn, trong đó than antraxit chiếm 18%, than bán antraxit chiếm 39%, còn lại than bitum và á bitum. Vì vậy, Bộ Công Thương khẳng định chủng loại than XK năm 2019 của TKV và Tổng Công ty Đông Bắc là phù hợp với quan điểm phát triển ngành than Việt Nam, không phải loại than mà Việt Nam đang NK…
 Xuất khẩu than đá quý 1 năm 2019

 

Thị trường

Quý 1/2019

+/- so với cùng kỳ(%)

Lượng

(tấn)

Giá trung bình (USD/tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Giá

Trị giá

Tổng cộng

31.381

138,39

4.342.853

-94,58

6,23

-94,24

Nhật Bản

30.985

136,04

4.215.240

-87,8

7,52

-86,88

Malaysia

278

362,1

100.664

-99,33

219,13

-97,85

 

(Tổng hợp từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: Vinanet