Dẫn nguồn tin từ TTXVN, kịch bản Brexit “không thỏa thuận” có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế nhỏ hơn đang giao dịch với Vương quốc Anh, nhưng lại mang đến lợi thế lớn cho Trung Quốc và nhiều đối tác thương mại khác.

Báo cáo mới công bố “Brexit không thỏa thuận – hàm ý đối với các nước đang phát triển” của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho thấy Vương quốc Anh và các đối tác thương mại tương lai cần đẩy nhanh các thỏa thuận song phương để tránh thiệt hại trong trường hợp Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được thỏa thuận.
Trường hợp Brexit “không thỏa thuận”, xuất khẩu của EU sang Anh có thể sẽ giảm 34,5 tỷ USD, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (2,4 tỷ), Hàn Quốc (714 triệu USD).
Đáng chú ý, Campuchia, hiện đang được miễn thuế xuất khẩu vào thị trường Anh do thuộc nhóm nước thu nhập thấp, được dự báo đứng thứ 7 trong số những nước có thể bị giảm xuất khẩu vào Anh, khoảng 159 triệu USD.
Trong khi đó, Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước được dự báo sẽ có lợi nhất từ Brexit “không thỏa thuận” với mức xuất khẩu sang Anh tăng thêm 10,2 tỷ USD, tiếp theo là Mỹ (5,3 tỷ USD), Nhật Bản (4,9 tỷ USD).
Nam Phi là nước đứng thứ 5 trong danh sách với mức xuất khẩu có thể tăng thêm 3 tỷ USD và là nước châu Phi được hưởng lợi nhiều nhất trong số đối tác thương mại châu lục này với Anh.
Trong số các nước Đông Nam Á, Thái Lan được dự đoán đứng thứ 4 (tăng 3,93 tỷ USD), Việt Nam đứng thứ 9 (tăng 780 triệu USD) trong số các nước sẽ có mức tăng xuất khẩu sang Anh lớn nhất.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh năm 2018 đạt 5,8 tỷ USD, tăng 6,51% so với năm 2017. Sang năm 2019, cụ thể là quý đầu năm kim ngạch xuất khẩu sang Anh của Việt Nam đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh quý 1/2019 bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ… là những mặt hàng chủ lực, đều đạt kim ngạch trên 50 triệu USD, trong đó điện thoại chiếm tỷ trọng lớn 38,19% đạt 523,25 triệu USD, giảm 3,84% so với cùng kỳ, riêng tháng 3/2019 đạt 269,14 triệu USD, tăng 76,03% so với tháng 2/2019 và tăng 10,59% so với tháng 3/2018.
Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may, đạt 171,62 triệu USDS, tăng 4,35% so với quý 1/2018.
Nhìn chung, quý 1/2019 kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh đều tăng trưởng, số mặt hàng này chiếm 68,96% trong đó phải kể đến nhóm hàng giấy và sản phẩm từ giấy, phương tiện vận tải và phụ tùng – đây là hai mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng gấp trên 3 lần tương ứng lần lượt 270,13% và 276,62% tuy kim ngạch chỉ đạt 1,38 triệu USD đối với giấy và sản phẩm; 28,55 triệu USD đối với phương tiện vận tải và phụ tùng. Ngoài ra, cũng phải kể đến nhóm hàng sắt thép tăng gấp 2,5 lần (tức tăng 146,46%) về trị giá và tăng gấp 2,4 lần về lượng (tức tăng 184,39%) đạt 9,9 nghìn tấn, trị giá 7,2 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép cũng có tốc độ tăng khá, tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 138,4%) đạt 25,82 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Anh giảm mạnh nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng như: đồ chơi dụng cụ thể thao giảm nhiều nhất 26,74% chỉ với 14,27 triệu USD, kế đến dây điện và dây cáp điện giảm 22,81% tương ứng với 2,3 triệu USD.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh quí 1/2019

Mặt hàng

Quí 1/2019

+/- so với quí 1/2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

1.369.805.865

 

4,3

Điện thoại các loại và linh kiện

 

523.256.853

 

-3,84

Hàng dệt, may

 

171.622.580

 

4,35

Giày dép các loại

 

142.234.943

 

-2

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

77.740.424

 

7,13

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

57.346.146

 

-0,77

Hàng thủy sản

 

56.975.176

 

-0,04

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

55.224.089

 

19,19

Hàng hóa khác

 

53.444.922

 

 

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

28.550.349

 

276,62

Cà phê

16.377

26.678.312

8,82

-4,65

Sản phẩm từ sắt thép

 

25.828.734

 

138,4

Sản phẩm từ chất dẻo

 

25.730.127

 

7,09

Hạt điều

3.162

23.179.638

16,81

-12,63

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

22.704.104

 

29,65

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

14.277.388

 

-26,74

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

10.307.198

 

22,96

Sản phẩm gốm, sứ

 

8.150.549

 

21,76

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

8.112.624

 

162,6

Sắt thép các loại

9.928

7.201.209

184,39

146,46

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

5.980.563

 

44

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

5.048.100

 

36,94

Sản phẩm từ cao su

 

4.919.911

 

46,97

Hạt tiêu

1.182

4.167.555

20,24

-15,97

Xơ, sợi dệt các loại

3.679

4.088.369

47,4

53,5

Dây điện và dây cáp điện

 

2.329.046

 

-22,81

Hàng rau quả

 

1.575.593

 

53,05

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

1.386.124

 

270,13

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

876.342

 

-18,82

Cao su

651

868.896

29,17

6,56

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Giám đốc thương mại và hàng hóa quốc tế của UNCAD Breela Coke-Hamilton cho biết: “Brexit không chỉ là một vấn đề của riêng khu vực. Khi Anh rời bỏ 27 đối tác Liên minh châu Âu, các nước ngoài EU sẽ có khả năng xuất khẩu vào thị trường của Anh.
Theo bà Coke-Hamilton, việc Vương quốc Anh thực hiện dự định giảm thuế đối với các nước được hưởng Tối huệ quốc (MFN) sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh tương đối của các nước xuất khẩu lớn, như Trung Quốc, Mỹ, có thể đẩy lùi thị phần của các nước kém cạnh tranh khác.
Các hiệp định song phương và các chương trình ưu đãi đơn phương của EU tạo điều kiện rất thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển tiếp cận thị trường Anh.
Để duy trì những điều kiện thuận lợi hiện nay, các nước đang phát triển và là đối tác thương mại của Anh, cũng như các nước là bên thứ 3 trong các thỏa thuận trên cần phải nhanh chóng tiến hành đàm phán với Anh về khả năng tiếp tục thực hiện các thỏa thuận hiện nay.
EU hiện có khoảng 70 hiệp định thương mại, nhưng những hiệp định này không đương nhiên được lưu dung với Vương quốc Anh hậu Brexit và các cuộc đàm phán cần có thời gian.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet