Trong đó, xếp hạng của Việt Nam về những yêu cầu cơ bản, động lực cải thiện năng suất và sự đổi mới - hiện đại lần lượt là 72, 70, 88.


Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn đứng thứ 6, sau Singapore (xếp thứ 2), Malaysia (18, tăng 2 bậc), Thái Lan, Indonesia (37, giảm 4 bậc) và Philippines (47, tăng 5 bậc). Những nước thành viên còn lại cũng tăng bậc trong năng lực cạnh tranh toàn cầu, như Lào (83, tăng 10 bậc), Campuchia (90, tăng 5 bậc) và Myanmar (131, tăng 3 bậc).

 

GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển

và mới nổi tại châu Á

Quốc gia có năng lực cạnh tranh mạnh nhất thế giới năm 2015 vẫn thuộc về Thụy Sĩ với mức điểm 5,76. Singapore là quốc gia Đông Nam Á duy nhất lọt vào danh sách 10 nước có năng lực cạnh tranh cao nhất khi duy trì thứ hạng 2.


Sau đó là Mỹ (3), Đức (4, tăng 1 bậc), Hà Lan (5, tăng 3 bậc), Nhật Bản (6), Hong Kong (7), Phần Lan (8, giảm 4 bậc), Thụy Điển (9, tăng 1 bậc), Vương quốc Anh (10, giảm 1 bậc).

Ngoài ra, Trung Quốc đứng nguyên ở vị trí 28 dù vừa trải qua  thời kỳ khủng hoảng trên thị trường tài chính sau khi bong bóng chứng khoán vỡ và chính phủ phá giá nhân dân tệ.

Nguyễn Dung

Theo WEF