Nguyên nhân được do người chăn nuôi lo sợ dịch tả lợn Châu Phi bùng phát khiến lượng lợn xuất chuồng được bán ra nhiều hơn, làm giảm giá lợn hơi.
Tại miền Bắc tiếp tục giảm mạnh
Miền Bắc là địa phương có mức giảm mạnh nhất khi mức đỉnh đã xuống dưới 100 nghìn đồng/kg. Nhiều địa phương xuống quanh ngưỡng 97-99 nghìn đồng/kg do dịch tả lợn Châu Phi tác động mạnh đến tâm lý người chăn nuôi tại khu vực.
Tại Hà Nội, lượng lợn xuất chuồng nhiều hơn nên các tiểu thương hầu như ít phải nhập lợn từ các tỉnh lân cận về khiến giá giảm mạnh 4-5 nghìn đồng/kg, xuống 98-99 nghìn đồng/kg; đây cũng là mức giá giao dịch tại chợ đầu mối Hà Nam và Ninh Bình sau khi giảm 2-3 nghìn đồng/kg.
Tại Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Phú Thọ cũng giảm 2 nghìn đồng/kg về mốc 96-97 nghìn đồng/kg và đây cũng là địa phương có mức giá thấp nhất của vùng.
Từ đầu tháng 4/2020 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái phát ở tỉnh Bắc Kạn, xảy ra ở 147 hộ tại 55 thôn của 28 xã thuộc 8 huyện, thành phố làm tổng số lợn mắc bệnh và buộc tiêu hủy là 20.749 kg. Trước đó, đã có các số liệu báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 4.000 con lợn từ đầu năm 2020 đến nay.
Nhiều nguyên nhân khiến dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện đã được ngành Chăn nuôi – Thú y Bắc Kạn chỉ ra như: Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị, sau một thời gian dịch bệnh được kiểm soát tốt, người dân tại các địa phương đã tổ chức tái đàn, tăng đàn theo phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, gia trại,… không đảm bảo điều kiện và không áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá giảm
Là vùng có giá giao dịch ổn định nhất cả nước, hôm nay, giá lợn hơi của vùng cũng ghi nhận xu hướng giảm tại nhiều địa phương đưa mức giá của vùng xuống thấp sát ngưỡng 90 nghìn đồng/kg. Tại Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định giảm 2-4 nghìn đồng/kg, xuống 92-95 nghìn đồng/kg. Trong khi, Thanh Hóa, Nghệ An giao dịch ngưỡng 94-96 nghìn đồng/kg, không có dấu hiệu giảm.
Tại Khánh Hòa, Lâm Đồng giá lợn hơi giao dịch ngưỡng đỉnh 99 nghìn đồng/kg, giảm 1 nghìn đồng/kg, đây là địa phương có giá cao nhất vùng và có sự chênh lệch mạnh giữa các địa phương của vùng.
Tại khu vực Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông cũng giảm 2-4 nghìn đồng/kg đưa mức giá xuống ngưỡng 92-96 nghìn đồng/kg...
Tại miền Nam giảm
Giá lợn hơi tại miền Nam đang có xu hướng giảm đều tại nhiều địa phương xuống dưới mốc 97 nghìn đồng/kg. Tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre đang giao dịch với mức cao nhất là 97 nghìn đồng/kg sau khi giảm 1-3 nghìn đồng/kg.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP HCM), giá lợn hơi giảm từ 1-2 nghìn đồng/kg về mốc 94-96 nghìn đồng/kg. Số lượng về chợ trong ngày 1/6 đạt 3.300 con, ít hơn ngày hôm qua 300 con và tình hình buôn bán chỉ ở mức tạm ổn.
Tại Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang giao dịch 94-95 nghìn đồng/kg, giảm 1-3 nghìn đồng/kg Tại Long An, Bến Tre và Trà Vinh 93-95 nghìn đồng/kg, giảm 1-2 nghìn đồng/kg... Như vậy, mức giá phổ biến tại thị trường miền Nam là 94-96 nghìn đồng/kg, đây được đánh giá là vùng có mức giá đều nhất khi có số lượng lợn xuất chuồng lớn nhất cả nước.
Bộ NN&PTNT có văn bản gửi các tỉnh, thành phố về việc tập trung kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái bùng phát, lây lan diện rộng vào ngày 26/5. Theo đó, từ đầu năm 2020 đến nay, DTLCP đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 4.000 con lợn.
Bên cạnh đó, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn. Điều này cho thấy lo ngại về dịch tả lợn Châu Phi tái phát có thể ảnh hưởng đến thị trường giá cả thịt lợn trong thời gian dài.
Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung nguồn lực, khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp không chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng; Đồng thời cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh DTLCP (chưa qua 30 ngày) để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Nguồn: VITIC