Giá quặng sắt ngày 16/03/2021 tại Trung Quốc tăng tới 5,2%, giảm bớt mức lỗ do thị trường cố gắng thu hẹp chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau, bên cạnh đó Đường Sơn nâng cảnh báo sương mù cũng thúc đẩy tâm lý.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 được giao dịch trên sàn Đại Liên trong phiên đóng cửa tăng 3,9% lên 1.070 CNY ( tương đương 164,69 USD)/tấn sau khi chạm mức 1.084 CNY trong phiên trước đó. Tính đến ngày 15/03/2021, hợp đồng đã giảm gần 12% so với ngày 4/3.
Thành phố sản xuất thép hàng đầu Đường Sơn đã nâng cảnh báo khói bụi cấp độ thứ hai vào chiều ngày 15/03/2021. Các hạn chế đối với sản xuất của các nhà sản xuất thép vẫn chưa được nới lỏng hoàn toàn, nhưng Tang cho biết ông hy vọng nhu cầu dự trữ tại các nhà máy sẽ tiếp tục.
Giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng sắt 62%Fe được giao dịch ngày 15/3 đã giảm 10 USD xuống 164 USD/tấn. Cùng với sự tăng giá của quặng sắt, các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng.
Trên sàn hàng hóa Đại Liên giá than cốc tăng 2,9% lên 1.538 CNY/tấn. Giá than cốc giao sau tăng 1,1% lên 2.264 CNY/tấn.
Trên sàn Thượng Hải giá thép thanh giảm 0,5% xuống 4.701 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, giảm 1,6% xuống 4.931 CNY/tấn. Giá thép không gỉ giảm 0,3% xuống 13.935 CNY/tấn.
Tại Mỹ, giá thép được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao do những người thu mua tiềm năng đang chờ đến tháng 6 để bổ sung nguồn cung thép cuộn. Với mức giá cao ngất ngưởng, thị trường Mỹ đang tỏ ra hấp dẫn đối với những nhà xuất khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dữ liệu nhập khẩu thép của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, trong tháng 2, Hàn Quốc đã xuất khẩu 196.000 tấn thép sang Mỹ, tăng 64% so với tháng 1. Tương tự, xuất khẩu của Nhật Bản tăng đến 85% so với tháng trước lên mức 82.793 tấn.
Tổng sản lượng HRC nhập khẩu vào Mỹ tăng 15% so với tháng 1, đạt 138.460 tấn trong tháng 2.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu nhưng lại không chú trọng các thị trường ở châu Á. Các nhà máy và thương nhân Trung Quốc cũng đang dè chừng trong việc xuất khẩu do giá nội địa đang ở ngưỡng cao.

Nguồn: VITIC/Reuters