Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.222 đồng (tăng 10 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.868 đồng (tăng 10 đồng so với cuối tuần qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.525 - 23.919 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.120 - 23.290 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.140 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi ở cả 2 chiều mua bán.
Đông Á niêm yết 23.180 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng giá mua vado nhưng giữ nguyên giá bán ra.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.130 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), giữ nguyên giá mua vào nhưng tăng 10 đồng giá bán.
Techcombank niêm yết 23.140 - 23.300 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng ở cả 2 chiều. Sacombank niêm yết 23.118 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 1 đồng ở cả 2 chiều mua bán. Tại Vietinbank, niêm yết 23.136 - 23.286 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 1 đồng ở cả 2 chiều. BIDV niêm yết 23.150 - 23.290 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi ở cả 2 chiều. Agribank niêm yết 23.150 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 15 đồng cả 2 chiều mua bán.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.330 đồng/USD và bán ra 23.340 đồng/USD, không đổi so với cuối tuần qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 12h có 6 ngoại tệ tăng giá, 9 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 8 ngoại tệ tăng giá và 15 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 16/3/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

14.040,52 (-182,67)

14.141,70 (-188,70)

14.458,71 (-239,42)

Đô la Canada

CAD

16.531,85 (+24,41)

16.645,45 (+16,35)

16.950,16 (-15,80)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.891,82 (-41,57)

24.247,76 (-48,40)

24.517,41 (-81,28)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.251,08 (+5,20)

3.270,58 (+1,25)

3.381,27 (+7,72)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.397,01 (-14,03)

3.551,69 (-14,20)

Euro

EUR

25.500,46 (-55,10)

25.627,07 (-61,90)

26.210,43 (-96,47)

Bảng Anh

GBP

28.257,88 (-218,89)

28.457,40 (-220,88)

28.874,36 (-222,95)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.836,91 (+3,88)

2.945,14 (+9,54)

3.042,09 (+4,44)

Rupee Ấn Độ

INR

0

312,52 (+1,85)

324,79 (+1,93)

Yên Nhật

JPY

213,06 0,06)

214,79 0,19)

219,22 0,70)

Won Hàn Quốc

KRW

16,94 0,01)

18,32 (+0,17)

20,44 0,12)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.336,97 (-41,07)

78.292,92 (-42,71)

Ringit Malaysia

MYR

5.067,93 (-22,57)

5.346,59 (-9,64)

5.575,95 (-14,76)

Krone Na Uy

NOK

0

2.271,31 (-14,49)

2.382,76 (-13,26)

Rúp Nga

RUB

0

301,85 (+2,67)

359,94 (+3,03)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.174,21 (+2,66)

6.416,46 (+2,76)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2,356,22 (+2,29)

2.470,26 (+2,88)

Đô la Singapore

SGD

16.158,06 (-42,85)

16.253,64 (-48,65)

16.522,82 (-85,87)

Bạc Thái

THB

679,89 (+0,81)

709,74 (+0,91)

758,06 (-2,53)

Đô la Mỹ

USD

23.145,90 (+10,46)

23.162,40 (+10,29)

23.288,10 (+9,10)

Kip Lào

LAK

0

2,27

2,57

Ðô la New Zealand

NZD

13.854 (-173)

13.923,33 (-104,27)

14.214,50 (-131,75)

Đô la Đài Loan

TWD

697,85 (+0,70)

774,90 (+22,90)

818,12 0,28)

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

451

481 (+1)

 

ZAR

0

1.573

1.979

Tỷ giá USD thế giới
USD Index đạt 98,904 điểm vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,78% lên 1,1192. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 1,13% lên 1,2414. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 1,45% xuống 106,27.
Các thị trường đã có phiên giao dịch đầy biến động sau khi nhiều ngân hàng trung ương lớn của thế giới tham gia vào một vòng nới lỏng chính sách tiền tệ khẩn cấp nhằm giảm bớt tác động của dịch COVID-19 đối với các nền kinh tế.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất xuống phạm vi mục tiêu từ 0 - 0,25% và cho biết sẽ mở rộng bảng cân đối kế toán của mình ít nhất 700 tỉ USD trong những tuần tới.
5 ngân hàng trung ương khác bao gồm ngân hàng Canada, ngân hàng trung ương châu Âu, ngân hàng Anh, ngân hàng Nhật Bản và ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ cũng đồng loạt giảm hạn mức tín dụng chéo để hỗ trợ cung cấp USD cho các tổ chức tài chính đang phải đối mặt với căng thẳng trên thị trường tín dụng.
Các tổ chức trên cũng đồng ý thưởng xuyên cung cấp tín dụng 3 tháng bằng USD với mức giá rẻ hơn bình thường. Động thái này được thực hiện để giảm chi phí mà các ngân hàng và các công ty phải trả để sử dụng USD, vốn tăng mạnh trong những tuần gần đây khi đại dịch Covid-19 khiến các nhà đầu tư hoảng sợ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định bước đi trên là tuyệt vời và là tin tức rất tốt.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) cũng đi theo xu hướng của các ngân hàng lớn với việc giảm 75 điểm cơ bản lãi suất, trong khi ngân hàng dự trữ Úc (RBA) dự kiến cũng có hành động tương tự.
Theo Alan, giám đốc kinh tế của NAB Oster, cho biết việc giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới là một nỗ lực đáng kể để hạn chế những bất ổn trong nền kinh tế. Đồng thời các cơ quan này cũng đang cung cấp thanh khoản bổ sung cho các hệ thống tài chính một cách thích hợp, theo Investing.

Nguồn: VITIC