Giá dầu tăng trong đầu phiên giao dịch hôm nay 16/3 sau khi giảm trong phiên trước, với các nhà sản xuất Mỹ ngày càng kiệt sức tài chính và do tập trung chuyển sang số liệu tồn trữ của Mỹ phát hành cuối ngày hôm nay.

Giá dầu ngọt nhẹ WTI kỳ hạn giao dịch tại 36,94 USD/thùng, tăng 60 cent so với đóng cửa phiên trước.

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 40 cent lên 39,14 USD/thùng.

Sự tăng giá này đến sau khi giá dầu thô giảm khoảng 2% trong phiên trước.

Số liệu tồn trữ sơ bộ từ Viện dầu mỏ Mỹ API công bố cuối ngày hôm qua cho thấy tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng 1,5 triệu thùng trong tuần trước, chưa đến một nửa số liệu các nhà phân tích dự kiến, điều này đưa cho thị trường một số hỗ trợ.

Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ sẽ công bố số liệu lưu kho chính thức cuối ngày hôm nay.

Ngân hàng ANZ cho biết tập trung chuyển sang tồn trữ dầu thô của Mỹ sẽ lớn hơn trong tuần này sau khi giá tăng mạnh gần đây. Tồn trữ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu xăng suy yếu có thể giá tiếp tục bị áp lực giảm.

Các thương gia cho biết rằng triển vọng sản lượng dầu thô của Mỹ giảm cũng hỗ trợ các thị trường. Nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ Linn Energy cho biết việc phá sản có thể không tránh khỏi do công ty này không trả được lãi trong bối cảnh giá dầu lao dốc.

Các công ty khác, đang chiến đấu sống còn do các ngân hàng cắt giảm các khoản cho vày, đang tìm cách thay thế tốn kém bằng cách mượn từ các công ty cổ phần tư nhân với lãi suất đắt đổ.

Bất chấp giá dầu tăng trong ngày hôm nay, các thị trường dầu vẫn bị đeo bám bởi dư cung toàn cầu, với sản lượng dầu vượt nhu cầu hơn 1 triệu thùng mỗi ngày, để lại các kho chứa khắp thế giới đầy dầu chưa bán được.

Và có một vài dấu hiệu thay đổi yếu tố cơ bản. Trong khi các nhà sản xuất lớn như Saudi Arabia và Nga đã đề xuất đóng băng sản lượng của họ ở những mức tháng 1, gần mức kỷ lục hơn 10 triệu /ngày, các thành viên khác từ chối hợp tác.

Iran, được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đã giảm giảm hơn một nửa sản lượng của họ xuống chỉ hơn 1 triệu thùng/ngày, đã tăng gần gấp 3 lần lên hơn 3 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1.

Thomas Pugh tại Capital Economics cho biết bất kỳ thỏa thuận đóng băng sản lượng nào sẽ không phải là thay đổi cuộc chơi. Nó chỉ thực sự duy trì dư cung hiện nay đang diễn ra.

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters