Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 21/7 tăng 4 USD lên mức 1.741 USD/tấn.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơn vị

Ngày

20/07

Ngày

21/07

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

1.737

1.741

+4

Đăk Lăk

VND/kg

38.200

38.300

+100

Lâm Đồng

VND/kg

37.700

37.800

+100

Gia Lai

VND/kg

38.100

38.200

+100

Giá ca cao trên sàn ICE kỳ hạn đã giảm phiên thứ hai liên tiếp, chạm mức thấp trong nhiều tuần do lo ngại nhu cầu yếu.
Tại thị trường ca cao London, đồng bảng Anh hồi phục so với đồng USD gây áp lực lên giá, trong khi thị trường New York tiếp tục giảm xuống dưới mức trung bình.
Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 9 thiết lập giảm 29 USD, tương đương 1%, chốt ở 2.969 USD/tấn, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ 16/6 ở 2.950 USD. Giá ca cao London kỳ hạn tháng 9 đóng cửa phiên giảm 20 GBP, tương đương 0,8%, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 5/7 ở 2.417 GBP/tấn.
Lượng ca cao cập cảng tại các khu vực trồng chính của Brazil giảm 49% từ đầu vụ 1/5 đến ngày 17/7 so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Hiệp hội thương mại Bahia.
Trong khi đó, giá cà phê lại tăng, đi ngược lại xu hướng yếu của giá cả hàng hóa trong phiên, do tuần này thời tiết tại các khu vực trồng cà phê của Brazil khá thuận lợi.
Giá arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 0,45 cent, tương đương 0,3%, lên mức 1,47 USD/lb. Giá robusta kỳ hạn tháng 9 cũng tăng 4 USD, tương đương 0,2%, chốt ở 1.816 USD/tấn.
Trong năm 2016, Colombia sẽ xuất khẩu được khoảng 12,5 - 13 triệu bao cà phê (loại 60kg), hầu như không thay đổi so với mức 13 triệu bao xuất hồi năm ngoái, bất chấp xảy ra cuộc đình công của các tài xế xe tải, chủ tịch Hiệp hội người trồng cà phê Colombia cho biết, và thêm rằng ông hy vọng cuộc đình công này sẽ sớm được giải quyết.
Colombia - nhà sản xuất cà phê arabica sạch lớn nhất thế giới, sẽ thu hoạch được 14,5 triệu bao cà phê trong năm 2016, tăng lên từ mức 14,2 triệu bao trước đó, ông Roberto Vallejo nói với các nhà báo tại New York.
Giá cà phê robusta kỳ hạn vẫn duy trì gần mức cao 16 tháng trong vài tháng do nguồn dự trữ thắt chặt.
Việt Nam – nhà sản xuất robusta hàng đầu đã đẩy mạnh xuất khẩu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt ở Indonesia – nơi thu hoạch muộn bởi thời tiết khô hạn và mất mùa ở Brazil.
Sản lượng robusta của Ấn Độ vụ 2016/17 cũng được dự đoán ở mức thấp hơn do thời tiết bất lợi.
Abah Ofon – nhà phân tích cà phê toàn cầu của Agrimoney cho biết, giá robusta có thể duy trì ở mức cao trong quý ba trước khi bắt đầu xu hướng thấp hơn nếu xây dựng dự trữ cà phê toàn cầu.
Agrimoney cho biết trong một báo cáo rằng dù điều kiện phát triển cây trồng tốt hơn vào cuối vụ 2016/17 thì hiện tượng La Nina khắc nghiệt vẫn có thể gây thiệt hại sản lượng cà phê của Việt Nam và ảnh hưởng đến nguồn cung.
Tuy nhiên, các nhà môi giới lại cho rằng, La Nina có khả năng không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng robusta do mưa không đủ nhiều để làm gián đoạn vụ thu hoạch tại các khu vực châu Á.
Đề cập đến tác động của El Nino hồi đầu năm nay, thương nhân cao cấp của châu Âu cho biết Việt Nam có khả năng sẽ mưa nhiều sau khi có quá ít mưa tại nước trồng robusta hàng đầu.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com

Nguồn: Vinanet