Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

01/8

+/- so với

ngày 31/7

Đắk Lắk (Ea H'leo)

44.500

0

Gia Lai (Chư Sê)

43.500

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

44.500

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

45.500

0

Bình Phước

44.500

0

Đồng Nai

43.000

0

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay 01/8 giá giao ngay chốt ở 35.450 rupee/tạ, mất 100 rupee, tương đương -1,28%, giá tiêu kỳ hạn tháng 8/2019 chốt ở 35.700 rupee/tạ.
Ngân hàng nhà nước (NHNN) sáng nay (01/8) niêm yết tỷ giá trung tâm VND/USD ở mức 23.079 đồng/USD, tăng 6 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Cũng tại sở giao dịch ngân hàng nhà nước, giá mua - bán USD được niêm yết ở mức là 23.200 đồng/USD và 23.721 đồng/USD, không đổi ở chiều mua vào và tăng 6 đồng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Trên thị trường thế giới, giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào là 23.180 đồng/USD và bán ra là 23.220 đồng/USD, tăng 10 đồng ở chiều mua vào và 20 đồng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 6.684 tấn, trị giá 17,53 triệu USD, tăng 31,5% về lượng và tăng 6,6% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt mức 2.623 USD/tấn, giảm 18,9% so với 5 tháng đầu năm 2018. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ Việt Nam đạt mức 2.623 USD/tấn, giảm 21,1%.
5 tháng đầu năm 2019, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Ấn Độ đạt mức thấp 1.642 USD/tấn, giảm 12,8%. Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ một số nguồn cung đạt mức cao, gồm Ba Lan đạt 5.723 USD/tấn, giảm 17,6%; Indonesia đạt mức 4.615 USD/tấn, giảm 19,4%. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Tây Ban Nha đạt mức cao 4.634 USD/tấn, tăng 10,2% so với 5 tháng đầu năm 2018.