Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 03/8 tăng 8 USD chốt ở 1.776 USD/tấn.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơn vị

Ngày

02/08

Ngày

03/08

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

1.768

1.776

+8

Đăk Lăk

VND/kg

38.500

38.600

+100

Lâm Đồng

VND/kg

38.000

38.100

+100

Gia Lai

VND/kg

38.500

38.600

+100

Chỉ số Thomson Reuters của 19 loại nguyên liệu hàng hóa đã giảm xuống mức thấp ba tháng do giá dầu giảm.
Lúc đầu cà phê arabica đã tăng dựa vào dấu hiệu mua trên biểu đồ, tuy nhiên sau đó, nguồn cung vụ mới từ nước trồng hàng đầu khá dư dật cùng với áp lực từ các thị trường hàng hóa lớn đã đẩy giá cà phê xuống mức thấp hơn, các thương nhân cho biết.
Giá robusta kỳ hạn được củng cố bởi nguồn cung toàn cầu thắt chặt và hoạt động của các nhà rang xay trong vụ hè không được chú trọng.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 thiết lập giảm 2,2 cent, tương đương 1,5%, xuống mức 1,4125 USD/lb. Trong khi đó, giá robusta kỳ hạn tháng 9 lại có xu hướng ngược lại với mức tăng 8 USD, tương đương 0,44%, chốt ở 1.826 USD/tấn.
Giá ca cao New York đã điều chỉnh giảm sau khi tăng hơn 4% - mức tăng mạnh nhất trong sáu tháng hôm đầu tuần, trong khi đó, thị trường London cũng giảm do áp lực bởi đồng GBP hồi phục so với đồng USD.
Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 9 chốt phiên giảm 30 USD, tương đương 1%, xuống mức 2.896 USD/tấn. Tuy nhiên vẫn cao hơn mức thấp năm tháng hôm thứ sáu ở 2.815 USD/tấn.
Giá ca cao London kỳ hạn tháng 9 cũng giảm 33 GBP, tương đương 1,4%, chốt ở 2.323 GBP/tấn.
Trong báo cáo hàng tháng của Rabobank cho thấy, mức thâm hụt ca cao toàn cầu vụ 2015/16 ở 143.000 tấn, sau khi điều chỉnh sản lượng cao cao của Bờ Biển Ngà giảm 20.000 tấn xuống mức 1,62 triệu tấn, với thặng dư ước tính ban đầu trong vụ 2016/17 là 130.000 tấn.
Rabobank cho biết, do thời tiết tốt ở Tây Phi và Indonesia vì vậy có thể lạc quan trong vụ 2016/17 tới.
Tính đến 31/7/2016 (kể từ đầu vụ bắt đầu ngày 01/10/2015), lượng ca cao cập cảng tại Bờ Biển Ngà đạt khoảng 1.434.000 tấn, giảm 13% so với vụ trước, theo ước tính của các nhà xuất khẩu. Vụ trước, cũng tính đến ngày này, lượng ca cao cập cảng đạt 1.645.000 tấn.
Các nhà xuất khẩu ước tính khoảng 6.000 tấn ca cao đã cập bến tại hai cảng lớn là Abidjan và San Pedro của nước Tây phi này từ 25-31/7, giảm 21.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Lượng cà phê cập cảng giảm mạnh như vậy là do thời tiết xấu vào đúng giai đoạn phát triển của cây trồng giữa vụ, nắng nóng và quá ít mưa đã ảnh hưởng tới cây ca cao.
Tính đến tháng 6, xuất khẩu các sản phẩm ca cao bán thành phẩm đã xuống mức 302.875 tấn, giảm hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Do các công ty sản xuất ca cao chất lượng kém buộc phải dừng hoạt động.
Bờ Biển Ngà có khả năng sản xuất được 706.000 tấn ca cao trong một năm, tăng 50% kể từ năm 2010, nhưng trong thực thế, nước này chỉ sản xuất được khoảng 520.000 tấn thành phẩm và bán thành phẩm.
Cũng tính đến cuối tháng 6, nước Tây phi này xuất khẩu được 1.059.823 tấn ca cao thô, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, theo cổng dữ liệu tạm thời.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com

Nguồn: Vinanet