Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.368

Trừ lùi: -45

Đắk Lăk

32.700

-1.400

Lâm Đồng

31.900

-1.400

Gia Lai

32.500

-1.400

Đắk Nông

32.500

-1.400

Hồ tiêu

44.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.355

+5

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt chuyển màu đỏ kéo giá cà phê trong nước giảm mạnh. Giá cao nhất ở 32.700 đồng/kg tại Đắk Lăk, thấp nhất ở 31.900 đồng/kg tại Lâm Đồng, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông chốt ở 32.500 đồng/kg.
Giá cà phê arabica đã giảm mạnh nhất trong vòng hơn 4 năm trong phiên vừa qua do sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật, robusta cũng theo xu hướng giảm. Cụ thể, arabica giao tháng 7/2019 giảm 6,55 UScent tương đương 6,2% xuống 99,1 UScent/lb, mức thấp nhất trong vòng 1 tuần. Robusta cùng kỳ hạn giao giảm 71 USD tương đương 4,8% xuống 1.413 USD/tấn, mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Nỗi lo rằng thời tiết lạnh ở Brazil ảnh hưởng tới sản lượng cà phê đã dịu lại kéo giá arabica lùi xa mức cao nhất 4 tháng của phiên trước.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2018, diện tích trồng cà phê của Việt Nam đạt 680.000 ha với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD. Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Trong bối cảnh thị trường cà phê toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn do giá liên tục giảm và ở mức thấp, để ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu ổn định và chinh phục các thị trường khó tính thì đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc rất quan trọng.
Sản lượng cà phê Kenya sẽ xuống mức thấp nhất 56 năm do ảnh hưởng của hạn hán và việc nông dân giảm quy mô sản xuất vì lợi nhuận thấp. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tổng sản lượng cà phê của Kenya trong niên vụ 2019/20 sẽ đạt 650.000 bao (loại 60 kg), giảm 13,3% so với mức 750.000 bao trong niên vụ 2018/19. Do đó, tổng sản lượng phân phối của quốc gia này dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp lịch sử là 830.000 bao so với 910.000 bao trong niên vụ trước.
Sản lượng cà phê do các nhà xay xát, đại lý và các nhà xuất khẩu ở Kenya nắm giữ cũng sẽ giảm xuống mức thấp kỉ lục 105.000 bao, thấp hơn 40.000 bao so với năm ngoái. Theo báo cáo, quy mô của các trang trại cà phê tiếp tục thu hẹp.
Kenya có hai mùa thu hoạch riêng biệt trong một năm (giai đoạn tháng 9 - 12 và tháng 3 - 7). Theo báo cáo, 20% các nhà máy cà phê hiện đang hoạt động ở mức thấp nhất.