Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường

Đơn vị

Ngày

02/3

Ngày

04/3

Ngày

09/3

Ngày

13/3

FOB (HCM)

USD/tấn

1.363

1.411

1.325

1.329

Đăk Lăk

VND/kg

31.500

32.400

30.800

30.700

Lâm Đồng

VND/kg

31.100

32.000

30.400

30.300

Gia Lai

VND/kg

31.400

32.300

30.700

30.600

Đắk Nông

VND/kg

31.400

32.300

30.800

30.700

Tối 10/3, tại Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2020. Trong tổng số 56 mẫu dự thi của 36 đơn vị tham gia có 6 mẫu cà phê xuất sắc nhất đã được vinh danh tại cuộc thi năm nay, trong đó có 3 mẫu cà phê arabica và 3 mẫu cà phê rubosta. Qua 2 vòng thi, đã có 44 mẫu dự thi đạt theo thang điểm của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới được ban giám khảo lựa chọn vào vòng chung kết. Kết quả tại vòng chung kết đã có 38 mẫu đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản.
Theo Reuters, tại Châu Á, giá cà phê Việt Nam tuần này giảm do gia tăng lo ngại về dịch Covid-19, trong khi giao dịch ở Indonesia cũng diễn ra chậm chạp bởi các thương gia chờ đợi nguồn cung vụ mới.
Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên có giá bán 31.100 đồng (1,34 USD)/kg, so với 31.500 đồng/kg hồi tuần trước; cà phê robusta loại 2 (với 5% hạt đen & vỡ) giá cộng 160 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2021 giao dịch ngày 11/3 trên sàn London, so với mức cộng 145 – 155 USD/tấn của tuần trước. Việt Nam đã xuất khẩu 173.789 tấn cà phê, tương đương 2.986 bao (loại 60kg), tăng 19,8% so với tháng 1/2020.
Tại Indonesia, cà phê robusta Sumatra (tỉnh Lampung) giá chào cộng 300 – 350 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London. Indonesia sẽ thu hoạch cà phê cao điểm vào tháng 4 và 5 tới.
Trên thị trường thế giới, thị trường hàng hóa toàn cầu biến động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 lan rộng khiến nhiều hoạt động sản xuất lẫn tiêu thụ bị đình chỉ bắt buộc. Đồng real đã có một chuỗi giảm khá dài, xuống mức thấp lịch sử khiến người Brazil đẩy mạnh bán cà phê ra thị trường.
Dẫn nguồn Diễn đàn của người làm cà phê, chính phủ Brazil báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 2 giảm 282.300 bao, tương đương 9,13% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ đạt 2.810.200 bao. Điều này là do xuất khẩu cà phê arabica đã tăng mạnh trong những tháng trước đó. Cooxupé, hợp tác xã cà phê lớn nhất của Brazil và cả thế giới đã báo cáo lượng cà phê dự trữ tại một số kho khu vực có thể cho là cạn kiệt do họ đã bán theo hợp đồng hàng giao sau.
Liên đoàn gieo trồng cà phê quốc gia (FNC) ở Colombia đã báo cáo sản lượng cà phê trong tháng 2 đạt 1.001.000 bao, giảm 105.000 bao, tương đương 9,49% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế sản lượng trong 5 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2019/20 đạt tổng cộng 6.606.000 bao, tăng 535.000 bao, tương đương 8,81% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Cũng theo nguồn trên, FNC – Colombia cũng báo cáo xuất khẩu cà phê ttrong tháng 2 đạt 1.079.000 bao, giảm 167.000 bao, tương dương 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế xuất khẩu trong 5 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2019/20 đạt tổng cộng 5.596.000 bao, giảm 150.000 bao, tương đương 2,45% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước. Dự kiến thu hoạch cà phê vụ mới năm 2020 của Brazil và vụ Mitaca năm nay của Colombia tới quý III mới bắt đầu có hàng ra thị trường.

Nguồn: VITIC/REUTERS