Đây là mức thấp nhất 4 tháng trong tuần này, theo xu hướng trên thị trường quốc tế. Với mức giá đó, người nông dân không có lợi nhuận vì chi phí sản xuất đã ở mức 33.000 đồng/kg. Các thương nhân dự báo sản lượng khoảng 30 triệu bao (loại 60kg) cho niên vụ 2019/20 bắt đầu từ ngày 1/10.
Tuần qua, các thương nhân tại Việt Nam đã chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức cộng 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn London ngày 17/10. Trong tuần trước đó, mức cộng là 160 – 180 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2019.
Trong khi đó, tại Indonesia cà phê robusta loại 4 khiếm khuyết 80 được chào bán ở mức cộng 300 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 12/2019. Tuần trước đó, loại cà phê này được chào ở mức cộng 215 – 230 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2019.
Một thương nhân cho biết mức cộng tăng để cân bằng với sự sụt giảm đáng kể của giá cà phê tại London. Tuy nhiên, giao dịch yếu do nguồn cung mới giảm sau vụ thu hoạch.
Tính chung tuần 42, thị trường London có 3 phiên giảm giữa tuần và 2 phiên tăng đầu và cuối tuần. Giá robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 26 USD, tương đương 2,09 %, xuống 1.216 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1 giảm 12 USD, tương đương 0,95 %, còn 1.251 USD/tấn, các mức giảm đáng kể.
Thị trường New York cũng có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng tương tự. Giá arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 2 cent, tương đương 2,13 %, lên 95,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 1,75 cent, tương đương 1,8 %, lên 99,1 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể.
Thị trường cà phê thế giới cả hàng thực lẫn hàng giấy đều chịu áp lực bởi viễn cảnh nguồn cung ứng dồi dào. Giá cà phê hiện nay thấp chủ yếu là do sản lượng tăng quá mức. Hai niên vụ liên tiếp thị trường chứng kiến thặng dư cà phê. Cho đến niên vụ 2018/19 mức dư thừa cà phê lên đến 8 triệu bao (loại 60 kg), tương đương với 5% tổng sản lượng toàn cầu, trích Báo cáo phát triển ngành hàng cà phê 2019.
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình tóm lược, tuần qua, giá cà phê kỳ hạn cả 2 sàn vẫn lẩn quẩn khu vực thấp. Tưởng Brexit đã có kết quả tạo hứng cho sàn cà phê, nhưng hoàn toàn không. Thị trường kỳ vọng nhiều về khả năng Fed hạ lãi suất USD và tin sản lượng cà phê thế giới sắp tới còn dư thừa. Vì vậy, các quỹ đầu tư tài chính vẫn tăng dư bán. Trong giao dịch cuối tuần, sàn London đã vào sâu vùng bán quá mức.
Theo các báo cáo thị trường mới nhất, Brazil đã giao xuống cảng hơn 50% sản lượng vụ mới năm nay, bất chấp giá cà phê thế giới dao động ở mức thấp do họ sẽ thu về được nhiều nội tệ hơn.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chưa có gì chắc chắn sẽ giảm bớt cho dù hai bên tạm thời hứa hẹn chưa nâng mức thuế quan, thị trường cần phải chờ đợi những ký kết cụ thể dự kiến vào thời điểm diễn ra Hội nghị OPEC ở Chile giữa tháng 11.
Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) vừa cắt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu thêm 0,2% trong năm nay và có thể giảm thêm trong năm tới nếu các nền kinh tế lớn không có biện pháp để giảm bớt các rủi ro thương mại. Trong đó, tiến trình Brexit trì trệ cũng góp phần làm khu vực kinh tế Eurozone suy giảm một cách đáng lo ngại. Thị trường cũng trông chờ phiên họp chính sách của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tháng này với suy đoán sẽ cắt giảm lãi suất USD lần thứ ba, dẫn nguồn giacaphe.com.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 9/2019 đạt 92,3 nghìn tấn, trị giá 168,67 triệu USD, giảm 19,1% về lượng và giảm 14,4% về trị giá so với tháng 8/2019, so với tháng 9/2018 giảm 23,5% về lượng và giảm 20,5% về trị giá. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,265 triệu tấn, trị giá 2,173 tỷ USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 20,9% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 9/2019 đạt mức 1.827 USD/tấn, tăng 5,8% so với tháng 8/2019 và tăng 3,9% so với tháng 9/2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.718 USD/tấn, giảm 9,6% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Tháng 9/2019, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường giảm so với cùng kỳ năm 2018, như Đức, Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Nga, Philippines, Algérie, Anh, trong khi xuất khẩu sang Bỉ tăng.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức đạt 185,2 nghìn tấn, trị giá 289,28 triệu USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 16% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018. Xuất khẩu cà phê sang Mỹ giảm 20,7% về lượng và giảm 29,7% về trị giá, đạt 111,2 nghìn tấn, trị giá 111,27 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha, Bỉ, Anh tăng lần lượt 7,8%, 8,4% và 1,0% về lượng.
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Philippines giảm 6,7% về lượng, nhưng tăng 15% về trị giá. Năm 2019, Việt Nam giảm xuất khẩu cà phê robusta sang Philippines, nhưng xuất khẩu cà phê chế biến và cà phê arabica tăng lần lượt 44,1% và 52,6% trong 8 tháng đầu năm 2019.
Nguồn: VITIC/Reuters