Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ước tính xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,45 triệu bao trong tháng 10/2019. Xuất khẩu giảm mạnh đi kèm với các báo cáo về việc nông dân trì hoãn việc bán cà phê do giá trong nước thấp.
Trích nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, xuất khẩu cà phê toàn cầu xuống mức thấp nhất từ tháng 9/2019 ngay đầu niên vụ mới.
Theo nguồn này, báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 8,91 triệu bao, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017. Con số này này thể hiện mức giảm 13,4% so với cùng kì năm 2018 và 2,4% so với cùng kì năm 2017.
Khối lượng xuất khẩu cà phê robusta trên thế giới giảm 21,6% xuống còn 2,82 triệu bao và cà phê arabica giảm 9% xuống 6,08 triệu bao, theo ICO.
Sản lượng cà phê từ Arab Saudi ghi nhận sụt giảm lớn nhất, giảm 23,2% xuống còn 1,33 triệu bao trong khi khối lượng xuất khẩu từ Brazil giảm 9,5% xuống còn 3,44 triệu bao.
Ngược lại, xuất khẩu từ Colombia tăng 13,5% lên 1,31 triệu bao so với cùng kì năm ngoái. Sự mất giá của đồng tiền Colombia so với đồng USD trong phần lớn năm 2019 có thể là yếu tố góp phần giúp các lô hàng từ Colombia tăng.
Xuất khẩu cà phê từ Nam Mỹ lên tới 5,29 triệu bao trong tháng 10, dẫn đầu là 3,42 triệu bao từ Brazil. Xuất khẩu từ Brazil, chiếm 38,4% tổng xuất khẩu cà phê của khu vực, giảm 12,9% so với tháng 10/2018 do vụ mùa năm 2019/20 thu hẹp.
Mặc dù các lô hàng trong tháng 10 giảm so với cùng kì năm 2018, tổng xuất khẩu của Brazil cho đến nay ở mức kỉ lục 23,62 triệu bao. Con số này cao hơn 7,2% so với mức cao thứ hai là 22,04 triệu bao, đạt được vào tháng 4/2014.
Với 1,21 triệu bao, xuất khẩu của Colombia trong tháng 10 tăng 13,9%. Xuất khẩu cà phê xanh tăng 15,5% khi vụ thu hoạch chính bắt đầu, trong khi khối lượng xuất khẩu cà phê rang tăng trưởng ít nhưng đều đặn 41,4% lên 16.934 bao. Xuất khẩu cà phê hòa tan của Colombia giảm 9,2%.
Tuy nhiên, tổng số 672.791 bao tính đến nay là tổng xuất khẩu cà phê hòa tan cao thứ hai của Colombia trong giai đoạn này. Mỹ tiếp tục là thị trường chính của cà phê Colombia, chiếm 44,8% xuất khẩu trong tháng 10, theo sau là Đức với thị phần 9,2%.
Xuất khẩu từ châu Á và châu Đại Dương giảm 23,5% xuống 2,26 triệu bao. Sự suy giảm chủ yếu phản ánh các lô hàng từ Việt Nam giảm mạnh.
Sự suy giảm cũng được ghi nhận ở Ấn Độ, nơi sản xuất bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường, mưa lớn và lũ lụt trong hai năm qua. Các báo cáo địa phương cũng cho rằng vụ thu hoạch thấp hơn với tỉ lệ sâu đục thân trắng đầu năm tăng cao.
Xuất khẩu từ Ấn Độ ước tính đạt 350.000 bao vào tháng 10/2019, thấp hơn 2,5% so với cùng kì năm trước và 22% so với cùng kì năm 2017.
Trong khi đó, xuất khẩu từ Indonesia cũng giảm trong bối cảnh nguồn cung từ Sumatra bị thắt chặt, tăng gấp đôi lên tới 34.464 bao vào tháng 10.
Xuất khẩu của Uganda đạt 378.238 bao, dẫn đầu xuất khẩu từ châu Phi, tiếp theo là Ethiopia. Tổng khối lượng xuất khẩu từ khu vực này là 958.055 bao.
So với tháng 10 năm ngoái, xuất khẩu cà phê arabica từ Uganda giảm 30% xuống 75.501 bao trong khi xuất khẩu cà phê robusta tăng 24,6% lên 302.737 bao. Xuất khẩu cà phê arabica từ Uganda giảm trong hầu hết năm 2019, giảm 16,6% trong 10 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, sự gia tăng xuất khẩu của cà phê robusta đã bù đắp cho sự sụt giảm và kết quả là tổng xuất khẩu từ nước này tăng 7,4%. Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda cho rằng sự gia tăng trong vụ thu hoạch chính này là do thời tiết thuận lợi trong năm 2019.

Nguồn: VITIC/Reuters