Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

Thị trường

Đơn vị

Ngày

11/02

Ngày

12/02

Ngày

16/02

FOB (HCM)

USD/tấn

1.445

1.419

1.444

Đăk Lăk

VND/kg

33.500

32.900

33.300

Lâm Đồng

VND/kg

32.800

32.200

32.700

Gia Lai

VND/kg

33.400

32.800

33.300

Đắk Nông

VND/kg

33.400

32.900

33.400

                       Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường robusta thế giới phiên cuối tuần tăng khiến thị trường cà phê trong nước tăng 300 đồng/kg so với phiên giao dịch trước đó. Nhưng tính chung cả tuần, một số tỉnh giá cuối tuần vẫn thấp hơn mức đầu tuần 100 - 200 đồng/kg. Giá thấp nhất ở 32.700 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất chốt ở 33.400 đồng/kg tại Đắk Nông.
Trong tuần phiên 12/02, giá sụt giảm mạnh nhất mất mốc 33.000 đồng/kg chốt ở 32.200 – 32.900 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 17 USD, lên 1.529 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 18 USD, lên 1.555 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình. Giá cà phê arabica trên sàn ICE US – New York cũng điều chỉnh tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 0,1 cent, lên 97,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 0,2 cent, lên 101,65 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, năm 2018 xuất khẩu cà phê sang khu vực ASEAN đạt 198.851 tấn, trị giá 375 triệu USD, tăng 135,7% về lượng và tăng 92,1% về trị giá so với năm 2017.
Trong khối ASEAN, Indonesia là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với lượng đạt 62,3 nghìn tấn trong năm 2018, trị giá 123,48 triệu USD, tăng 343,5% về lượng và tăng 273,2% về trị giá so với năm 2017.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN, đạt 58,85 nghìn tấn, trị giá 105,13 triệu USD năm 2018, tăng 99% về lượng và tăng 54,8% về trị giá so với năm 2017.
Xuất khẩu cà phê năm 2018 sang Lào giảm mạnh, giảm 46,1% về lượng và giảm 17,9% về trị giá so với năm 2017, đạt 2,27 nghìn tấn, trị giá 10,27 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân cà phê sang khu vực ASEAN năm 2018 đạt mức 1.886 USD/tấn, giảm 18,5% so với năm 2017.
Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang Lào đạt mức cao 4.517 USD/tấn, tăng 52,4% so với năm 2017 do chủ yếu là xuất khẩu cà phê chế biến. Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang các thị trường khác như Indonesia, Thái Lan, Philippines giảm mạnh.
Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê của Uganda trong tháng 12/2018 giảm 18,6% xuống 314.439 bao so với tháng 12/2017, kéo tổng lượng cà phê tiêu thụ của nước này trong 3 tháng đầu niên vụ 2018 – 2019 giảm 11,2% xuống 1,08 triệu bao.
Nông dân trồng cà phê nước này đã găm hàng do giá giảm quá thấp và phải chịu áp lực lớn từ cà phê của Brazil. Cùng lúc đó, sản lượng cà phê ở một số vùng giảm góp phần khiến xuất khẩu giảm theo. Cà phê Uganda xuất khẩu nhiều nhất sang EU với tỉ trọng lên tới 65% trong năm 2018.
Cũng theo ICO, sản lượng cà phê toàn cầu ước đạt 167,47 triệu bao trong vụ 2018/19, tăng 1,5% so với mùa vụ 2017/18. Sản lượng của cà phê arabica ước tăng 2,5% lên 104,01 triệu bao, trong khi sản lượng cà phê robusta dự báo giảm 0,1% so với vụ 2017/18 xuống 63,5 triệu bao.
Sản lượng tại châu Phi và Nam Mỹ được dự đoán lần lượt tăng 1,8% lên 17,8 triệu bao và 4,3% lên 79,94 triệu bao. Còn sản lượng cà phê tại châu Á & châu Đại Dương ước giảm 2,1% xuống 48,01 triệu bao, trong khi sản lượng tại Mexico & Trung Mỹ dự kiến giảm 0,5% xuống 21,72 triệu bao.