Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

04/11

+/- so với

ngày 02/11

Đắk Lắk (Ea H'leo)

40.500

0

Gia Lai (Chư Sê)

39.000

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

40.500

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

41.500

0

Bình Phước

40.500

0

Đồng Nai

38.500

-500

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay 04/11 giá giao ngay giảm 500 rupee, tương đương 1,54% xuống mức 32.000 rupee/tạ. Giá tiêu kỳ hạn tháng 9/2019 chốt tại 31.766,65 rupee/tạ.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đôla Mỹ (USD) sáng 4/11/2019 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.135 VND/USD, giảm 3 đồng so với cuối tuần qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.829 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.440 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ít biến động và giá đồng Nhân dân tệ (CNY) tăng nhẹ.
Lúc 8 giờ 15 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.115 - 23.265 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm cuối tuần qua.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 25/10/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 326,45VND/INR.
Trên thị trường tự do, giá USD lúc 9h30 được niêm yết ở mức mua vào là 23.180 đồng/USD và bán ra là 23.210 đồng/USD.
Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Mỹ – thị trường tiêu thụ hạt tiêu hàng đầu của Việt Nam tăng 18,7% về lượng nhưng giảm 7,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 40.584 tấn, tương đương 111,33 triệu USD, chiếm 17,4% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và chiếm 18,8% trong tổng kim ngạch. Giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 22,4%, đạt 2.743 USD/tấn.
Xuất khẩu sang thị trường EU – thị trường lớn thứ 2 lại cũng tăng 20% về lượng, nhưng giảm 5,7% về kim ngạch và giảm 21,4% về giá, đạt 26.910 tấn, tương đương 81,9 triệu USD, giá 3.043,4 USD/tấn, chiếm 11,5% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và chiếm 13,8% trong tổng kim ngạch.
Tiếp theo là thị trường Ấn Độ đạt 17.376 tấn, tương đương 42,17 triệu USD, chiếm trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, tăng 2,4% về lượng nhưng giảm 21,5% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt 2.427 USD/tấn, giảm 23,3%.
Xuất khẩu hạt tiêu sang Đông Nam Á tăng mạnh 40% về lượng và tăng 5,7% về kim ngạch, đạt 15.158 tấn, tương đương 38,97 triệu USD, chiếm trên 6% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Nhìn chung, xuất khẩu hạt tiêu sang đa số các thị trường trong 9 tháng đầu năm nay giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó xuất khẩu sang Singapore giảm mạnh nhất, giảm 58,6% về lượng và giảm 68,1% về kim ngạch, chỉ đạt 697 tấn, tương đương 1,76 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu hạt tiêu sang Kuwait giảm 17% về lượng và giảm 42,5% về kim ngạch, đạt 379 tấn, tương đương 0,92 triệu USD; Ai Cập giảm 16,3% về lượng và giảm 34,2% về kim ngạch, đạt 5.852 tấn, tương đương 12,47 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu hạt tiêu sang Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng mạnh, tăng 72,4% về lượng và tăng 33,2% về kim ngạch, mặc dù chỉ đạt 4.140 tấn, tương đương 8,86 triệu USD; xuất khẩu sang Đức cũng tăng 45% về lượng và tăng 11,1% về kim ngạch, đạt 9.375 tấn, tương đương 27,26 triệu USD.
Nguồn: VITIC