Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

05/11

+/- so với

ngày 04/11

Đắk Lắk (Ea H'leo)

40.500

0

Gia Lai (Chư Sê)

39.000

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

40.500

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

41.500

0

Bình Phước

40.500

0

Đồng Nai

38.500

0

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 233.406 tấn hạt tiêu, thu về 593,41 triệu USD, giá trung bình 2.542,4 USD/tấn, tăng 21% về lượng, giảm 5,6% về kim ngạch và giảm 22,7% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng tháng 9/2019 xuất khẩu 15.048 tấn hạt tiêu, tương đương 37,08 triệu USD, giá trung bình 2.463,9 USD/tấn, giảm 20,3% về lượng và giảm 20,1% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 0,2% về giá so với tháng 8/2019; So với cùng tháng năm 2018 thì giảm lần lượt 13,9%, 26,8% và 15% về lượng, kim ngạch và giá.
Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay 05/11 giá giao ngay giảm 515 rupee, tương đương 1,58% xuống ở 32.150 rupee/tạ. Giá tiêu kỳ hạn tháng 9/2019 tăng 603,1 rupee, tương đương 1,9% chốt tại 32.323,1 rupee/tạ.
Tỷ giá trung tâm hôm nay (5/11/2019) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ nguyên ở mức 23.135 VND/USD so với mức giá công bố hôm qua 4/11/2019.
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.441 - 23.829 VND/USD. Tỷ giá USD mua - bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN cũng không đổi, niêm yết ở mức 23.200 - 23.779 VND/USD.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 05/11/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 326,45VND/INR.
Trên thị trường tự do, giá USD giá giao dịch USD vẫn ở mức 23.180 - 23.200 VND/USD, giữ nguyên so với giá khảo sát cùng giờ sáng qua 4/11/2019.
Việt Nam là nước hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu, chiếm trên 40% sản lượng và trên 60% thị phần hạt tiêu toàn cầu. Hiện ngành tiêu Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ chậm, nguồn cung dư thừa.
Theo quy hoạch, đến năm 2020 tầm nhìn 2030, diện tích trồng hạt tiêu của cả nước khoảng 50.000 ha, nhưng đến nay, diện tích hạt tiêu đã tăng lên 140.000 ha. Việc diện tích tăng nhanh, đặc biệt là tăng ở những vùng trồng không phù hợp dẫn đến sản xuất hạt tiêu của Việt Nam chưa thực sự bền vững.
Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU kiểm soát chặt về dư lượng hóa chất trên hạt tiêu nên xuất khẩu gặp khó khăn.
Do đó, ngành hạt tiêu Việt Nam cần chú trọng vào chất lượng sản xuất và tập trung chế biến chuyên sâu đế nâng cao giá trị, đồng thời đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU.
Nguồn: VITIC