Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

05/6

+/- so với

ngày 04/6

Đăk Lăk (Ea H'leo)

44.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

43.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

44.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

45.000

0

Bình Phước

44.500

0

Đồng Nai

43.000

0

Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới. Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động thị trường giá nông sản tại Việt Nam. Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với nông nghiệp.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2018, diện tích hạt tiêu vùng Tây Nguyên là hơn 89.000 ha, thấp hơn năm 2017 khoảng 3.000 ha. Trong đó tập trung chủ yếu ở tỉnh Gia Lai gần 16.300 ha, Đắk Nông hơn 34.000 ha và Đắk Lắk hơn 36.600 ha.
Trước tình hình trên nhiều địa phương trong tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất tiêu sạch, tiêu bền vững, đảm bảo chứng nhận VietGAP và GlobalGAP. Tiêu biểu như tại các xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp; Thuận Hà, Thuận Hạnh, Nâm N’Jang (huyện Đắk Song). So với hồ tiêu trồng đại trà thì giá tiêu sạch luôn được bao tiêu ở mức cao hơn, nhiều nơi cá biệt cao hơn từ 2 – 3 lần. Nông dân cũng an tâm hơn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm.
Thông tin từ hội chợ ThaiFex 2018 (Thái Lan), tiêu đen Kampot của Campuchia có giá 15 USD/kg, của Việt Nam chỉ 5,04 USD/kg. Giá hạt tiêu của Việt Nam chỉ bằng 1/3 giá tiêu Campuchia. Trong nước, hạt tiêu Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt với hạt tiêu Indonesia và Malaysia sắp thu hoạch trong tháng 7, 8. Giá tiêu ở hai nước này được cho là có giá cạnh tranh nhất hiện nay.
Theo báo cáo thương mại của IPC, trong năm 2017 Indonesia đã xuất khẩu 42.700 tấn hạt tiêu các loại với tổng giá trị kim ngạch 236 triệu USD, giảm 20% về lượng và giảm 45% về giá trị so với xuất khẩu của năm 2016.
Trong đó, riêng thị trường Việt Nam đã nhập khẩu 16.500 tấn, chiếm tới gần 40% lượng hạt tiêu xuất khẩu của quốc gia này. Trong khi Mỹ, thị trường tiêu thụ quan trọng chỉ nhập 7.200 tấn, chiếm 17% và Ấn Độ cũng nhập với con số đáng kể khoảng 4.600 tấn, chiếm 11% lượng xuất khẩu của Indonesia.
Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay chốt ở 36.760 rupee/tạ, giảm 30 rupee, tương đương -0,08% so với phiên giao dịch trước. Giá giao kỳ hạn tháng 5/2019 chốt ở 37.050 rupee/tạ, tăng 50 rupee, tương đương +0,14% so với phiên giao dịch hôm qua.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 05/6/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 330,53 VND/INR.