Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

Đắk Lắk

 

— Ea H'leo

52.500

Gia Lai

 

— Chư Sê

52.500

Đắk Nông

 

— Gia Nghĩa

52.500

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

— Giá trung bình

54.000

Bình Phước

 

— Giá trung bình

53.000

Đồng Nai

 

— Giá trung bình

52.000

                                                   tintaynguyen.com

Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành hàng hạt tiêu có 18 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp, tổng công suất khoảng 70.000 – 80.000 tấn/năm.

Trong đó có 14 nhà máy có công nghệ khá hiện đại, có sản phẩm chế biến đạt các tiêu chuẩn quốc tế: ESA, ASTA… Tỉ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,4%. Chế biến công nghiệp chiếm khoảng 65% sản lượng.

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, hôm nay (09/6/2020), tại sàn Kochi - Ấn Độ, giá giao ngay giữ vững ở 33.600 rupee/tạ; giá kỳ hạn tháng 6/20 trừ 13,35 rupee, tương đương 0,04% xuống mức 33.120 rupee/tạ.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

GIAO NGAY

33600

0

0.00

0

33600

33600

33600

33600

0

06/20

33120

-13.35

-0.04

0

33133.35

33114.3

33133.35

33133.35

0

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 04/6/2020 đến ngày 10/6/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 308,5 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc Trung Quốc tăng mua đã đẩy giá tiêu toàn cầu tăng mạnh, đặc biệt là ở thị trường Việt Nam và Indonesia, trong khi tỉ giá đồng tiền Ấn Độ tăng không đáng kể.
Theo The Hindu Business Line, nông dân Ấn Độ, những người không được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá toàn cầu, đang hi vọng nhu cầu tiêu thụ nội địa được cải thiện khi lệnh phong tỏa dần được nới lỏng.
Theo Cộng đồng hồ tiêu Quốc tế, giá tiêu Việt Nam tăng 18,54% trong hơn một tháng qua, từ mức 2211 USD/tấn trong tháng 5 lên 2621 USD/tấn trong tháng 6.
Tương tự, giá tiêu Indonesia cũng tăng 14,12%, từ 2088 USD/tấn lên 2383 USD/tấn.
Tuy nhiên giá tiêu Ấn Độ chỉ tăng nhẹ 1,8%, từ 4354 USD/tấn lên 4434 USD/tấn.

Nguồn: VITIC