Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

26/9

+/- so với

ngày 25/9

Đắk Lắk (Ea H'leo)

41.500

0

Gia Lai (Chư Sê)

39.000

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

41.500

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

42.500

0

Bình Phước

41.500

0

Đồng Nai

39.000

0

Năm 2019 được đánh giá là năm rất khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam khi giá bán giảm, tăng trưởng chậm so với cùng kỳ. Để nâng cao sức cạnh tranh và tận dụng được lợi thế của các hiệp định thương mại, ngành hồ tiêu phải đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha hồ tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn. Tuy nhiên trong khi giá hồ tiêu vẫn ở mức rất thấp thì chi phí sản xuất lại có chiều hướng tăng, ít nhất 10% so với năm 2017.
Đây cũng là lý do trong 8 tháng đầu năm 2019, Việt Nam dù đã xuất khẩu tiêu đạt 224.000 nghìn tấn, tăng 27,9% so với cùng kỳ, nhưng kim ngạch lại giảm nhẹ 2,1% và chỉ đạt 571 triệu USD, do giá xuất khẩu giảm 23,4%.
Về xuất khẩu hồ tiêu, trong giai đoạn 2012 – 2017, xuất khẩu hồ tiêu đã đạt kết quả quan trọng với lượng xuất khẩu tăng 20%/năm, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng nông lâm thủy sản. Thị phần xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu Việt Nam đã tăng từ 47% lên đến 60% thị trường thế giới.
Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay (26/9), giá giao ngay chốt ở 34.415 rupee/tạ, sau khi giảm 35 rupee, tương đương 0,1%. Giá tiêu kỳ hạn tháng 9/2019 không đổi ở mức 34.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu kỳ hạn tháng 9 trên sàn SMX – Singapore chốt tại 6.500 USD/tấn.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 26/9/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 325,77 VND/INR.
Nguồn: VITIC