Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

tintaynguyen.com

Vùng nguyên liệu

23/12

25/12

27/12

Đăk Lăk (Ea H'leo)

41.000

41.000

41.000

Gia Lai (Chư Sê)

40.000

40.000

40.000

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

41.000

41.000

41.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

42.500

42.500

42.500

Bình Phước

41.500

41.500

41.500

Đồng Nai

40.000

40.000

40.000

ĐVT: Đồng/kg
Dẫn nguồn Tin Tây Nguyên, về vấn đề khủng hoảng thừa hạt tiêu trong những năm gần đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm tới 60% tổng sản lượng tiêu trên toàn thế giới.
Để phát triển lợi thế cây tiêu, Việt Nam chỉ nên sản xuất ở mức độ nào đó. Quy hoạch chỉ 50.000 ha, trong khi diện tích thực tế gấp 3 lần quy hoạch lên 150.000 ha. Do đó, những diện tích không hiệu quả cần phải chuyển sang cây khác. Bộ NN&PTNT cũng đã kêu gọi doanh nghiệp liên kết với nông dân để chế biến sâu sản phẩm tiêu với 10 mặt hàng khác nhau, trong đó có dầu hạt tiêu.
Bên cạnh đó, với Hiệp định EVFTA các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 0904) ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU, đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%.
Trích nguồn Đời sống Plus, tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, Indonesia là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Ấn Độ, đạt 4,7 nghìn tấn, trị giá 11,96 triệu USD trong 10 tháng năm 2019, tăng 93,1% về lượng và tăng 4,2% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.
Thị phần hạt tiêu Indonesia trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ tăng từ 11,6% trong 10 tháng năm 2018, lên 18,8% trong 10 tháng năm 2019.
Đáng chú ý, Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường gồm: Brazil tăng 137,7%, đạt 2,7 nghìn tấn; Ecuador tăng 20,2%, đạt 710 tấn; Malaysia tăng 330%, đạt 215 tấn.

Nguồn: VITIC