Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 9,66% so với cùng 2017 đạt 21,6 tỷ USD – đây là thị trường đạt cao nhất, chiếm 18,9% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong số hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ thời gian này có tới 6 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, trong đó dệt may 6,3 tỷ USD, chiếm 29,6% tỷ trọng tăng 11,23%. Đứng thứ hai là giày dép 2,7 tỷ USD, tăng 11,40%, kế đến là điện thoại và linh kiện, gỗ và sản phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ tăng lần lượt 12,32%; 12,48% và 11,15% đạt tương ứng 2,3 tỷ USD; 1,6 tỷ USD và 1,3 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu lớn khác của Việt Nam xuất sang Mỹ có thể kể đến hạt điều, thủy sản, phương tiện vận tải…
Nhìn chung, nửa đầu năm nay hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều có kim ngạch tăng trưởng số nhóm hàng này chiếm 78,3% và ngược lại nhóm hàng với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 21,6%.
Đáng chú ý, nhóm hàng dầu thô xuất sang Mỹ thời gian này tăng đột biến, gấp 4 lần so với cùng kỳ (tức tăng 381,95%) tuy kim ngạch đạt 68,4 triệu USD. Bên cạnh đó nhóm hàng xơ sợi dệt cũng có tốc độ tăng mạnh, gấp 1,03 lần (tức tăng 103,21%) đạt 21 triệu USD.
Ngoài ra, nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, sắt thép cũng có tốc độ tăng khá, tăng lần lượt 80,19% và 83,53% tương ứng với 21,1 triệu USD; 375,6 triệu USD.
Ngược lại, trong 6 tháng đầu năm 2018 Mỹ giảm mạnh nhập khẩu từ Việt Nam các nhóm hàng như: hạt tiêu (36,6%), máy ảnh máy quay phim (35,56%), hóa chất (24,74%), cao su (20,45%)….
10 nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm 2018
Mặt hàng
|
6T/2018
|
6T/2017
|
+/- so sánh (%)
|
Tổng
|
21.597.922.071
|
19.695.139.804
|
9,66
|
hàng dệt, may
|
6.395.920.325
|
5.750.357.887
|
11,23
|
giày dép các loại
|
2.760.003.700
|
2.477.546.722
|
11,40
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
2.302.216.352
|
2.049.618.320
|
12,32
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
1.695.964.018
|
1.507.792.379
|
12,48
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
1.360.577.140
|
1.224.105.360
|
11,15
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
1.295.076.917
|
1.346.533.928
|
-3,82
|
hạt điều
|
646.824.927
|
543.300.982
|
19,05
|
hàng thủy sản
|
632.777.475
|
638.319.906
|
-0,87
|
phương tiện vận tải và phụ tùng
|
624.941.878
|
490.389.311
|
27,44
|
túi xách, ví,vali, mũ, ô dù
|
590.892.426
|
676.555.315
|
-12,66
|
(Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Đối với nhóm hàng sắt thép, việc xuất khẩu sang thị trường này ngày càng bất lợi. Chưa hết với mức thuế nhập khẩu 25% áp dụng cho mặt hàng thép nhập khẩu vào Mỹ, thì ngày 21/5, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố áp thuế nhập khẩu lên các sản phẩm thép từ Việt Nam nhưng được cho là có xuất xứ Trung Quốc.
Cụ thể, Hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp ở mức 256,44% đối với thép cuộn cán nguội (cold-rolled steel) sản xuất tại Việt Nam bằng thép chất nền (substrate) có xuất xứ Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết sẽ đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tương tự đối với thép chống gỉ (corrosion-resistant steel) và thép cuộn cán nguội từ Việt Nam có nguồn gốc là thép cuộn cán nóng (hot-rolled steel) do Trung Quốc sản xuất. Trong đó, thép chống gỉ từ Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá 199,43% và thuế chống trợ cấp 39,05%.
Xung quanh những rào cản thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với thép Việt, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Hiện tại, Bộ Thương mại Mỹ đưa ra điều kiện miễn trừ đối với sản phẩm thép sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với điều kiện là sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước thứ ba và sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó có những quy trình thủ tục yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam ông Nguyễn Văn Sưa, cạnh tranh trong ngành thép gồm rất nhiều khía cạnh như: Chất lượng, giá cả, dịch vụ, bảo hành… Vì vậy trong tương lai, để gia tăng tính cạnh tranh, giảm bớt rủi ro thị trường, giải pháp căn bản nhất là các doanh nghiệp ngành thép phải liên tục cải tiến công nghệ, nâng cao khả năng quản trị, sản xuất... Các doanh nghiệp cũng phải nâng cao sự hiểu biết về thương mại quốc tế, các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), luật pháp của các nước để tránh rủi ro thương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải có sự phân bổ thị trường hợp lý, không nên chỉ tập trung vào một thị trường, tránh tình trạng sản lượng tăng đột biến, tạo cớ để các nước dựng lên hàng rào thương mại.