Với dân số trên 38 triệu người, thu nhập bình quân ở mức 24 ngàn USD/người/năm, Ba Lan được đánh giá là thị trường lớn nhất tại Đông Âu và cũng là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng như dệt may, gạo, dầu ăn, nông sản, thủy sản… của Ba Lan rất lớn (chỉ riêng thủy sản nước này nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm) song hầu như DN Việt Nam lại tiếp cận chưa hiệu quả.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt 7,15 triệu USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cà phê, chè là hai nhóm hàng sụt giảm cả lượng và trị giá khi xuất khẩu sang Ba Lan 4 tháng đầu năm. Cà phê giảm 5,75% về lượng đạt 4.881 tấn, và giảm 26,04% về trị giá đạt 9,58 triệu USD; Chè giảm 28,54% về lượng đạt 318 tấn và giảm 37,55% về trị giá đạt 431.779 USD.
Trong tháng 4/2019, Ba Lan không nhập khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam khiến tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang Ba Lan trong 4 tháng đầu năm 2019 sụt giảm tới 47,16% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 477.260 USD.
Có rất nhiều mặt hàng như trái cây, nông sản, dầu ăn,.. mà thị trường Ba Lan có nhu cầu lớn nhưng các DN Việt lại chưa phân phối được. Dù tiềm năng của thị trường Ba Lan rất lớn nhưng do khoảng cách về địa lý nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến thị trường này. Bên cạnh đó, việc tiếp cận cũng không dễ dàng bởi việc đàm phán thường thông qua gặp mặt trực tiếp và phía Ba Lan thường yêu cầu sự hiện diện của các đại lý, nhà phân phối hoặc văn phòng đại diện tại Ba Lan.
Tuy vậy, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Ba Lan trong 4 tháng năm 2019 cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng. Tăng mạnh nhất với 71,80% là nhóm hàng giày dép các loại, đạt 12,89 triệu USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có thị phần lớn nhất với 40,34% tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm 199,36 triệu USD, tăng 29,66% so với cùng kỳ năm 2018. Kế đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác chiếm 26,25% thị phần, đạt 129,75 triệu USD, tăng 19,05% so với 4 tháng năm 2018.
Những hạn chế về khoảng cách địa lý giữa Việt Nam - Ba Lan đã được cải thiện khi hai nước có đường bay thẳng, các phương thức vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không giữa Việt Nam và Ba Lan nói riêng và khu vực châu Âu nói chung khá đa dạng nên sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giao thương hàng hóa trong thời gian tới.
Để gia tăng xuất khẩu hàng Việt sang Ba Lan, doanh nghiệp của hai nước phải tăng cường kết nối thông tin để nắm bắt thị trường, nắm bắt đối tác kết nối trong tương lai.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ba Lan 4T/2019

Mặt hàng

4T/2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

494.275.098

 

18,69

Hàng thủy sản

 

7.149.119

 

10,26

Cà phê

4.881

9.587.399

-5,75

-26,04

Chè

318

431.779

-28,54

-37,55

Hạt tiêu

795

2.197.909

39,72

0,67

Gạo

1.259

664.339

 

 

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

4.547.633

 

-4,98

Sản phẩm từ chất dẻo

 

14.040.823

 

12,58

Sản phẩm từ cao su

 

477.260

 

-47,16

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

 

3.162.845

 

-19,95

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

1.875.735

 

11,22

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

9.037.546

 

33,61

Hàng dệt, may

 

16.448.028

 

-8,94

Giày dép các loại

 

12.894.850

 

71,80

Sản phẩm từ sắt thép

 

14.568.507

 

-11,54

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

199.367.465

 

29,66

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

129.757.587

 

19,05

Hàng hóa khác

 

68.066.271

 

15,84

                                    (*Tính toán số liệu từ TCHQ)