Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

Thị trường

Đơn vị

Ngày

07/01

Ngày

09/01

Ngày

12/01

FOB (HCM)

USD/tấn

1.465

1.476

1.468

Đăk Lăk

VND/kg

33.900

34.100

33.800

Lâm Đồng

VND/kg

33.100

33.300

33.000

Gia Lai

VND/kg

33.700

33.900

33.800

Đắk Nông

VND/kg

33.600

33.800

33.500

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê đã tăng 100 đồng so với phiên giao dịch trước đó nhưng vẫn giảm nhẹ so với mức giá trong phiên đầu tuần. Hiện giá cao nhất chốt ở 33.800 đồng/kg tại Đắk Lăk và Gia Lai, giá thấp nhất tại Lâm Đồng ở 33.000 đồng/kg. Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được kéo dài đến ngày 09/01/2019 nhằm hạ nhiệt căng thẳng khiến trái phiếu 10 năm của chính phủ Mỹ phục hồi, giá dầu thô và đồng USD tăng, giúp giá cà phê tăng vọt lên trên 34.000 đồng/kg trong phiên giao dịch hôm đó.
Tuần trước, các thương nhân tại Việt Nam đã giảm dự báo sản lượng cà phê 10% khi vụ thu hoạch bội thu tại nước trồng cà phê robusta lớn nhất thế giới đi đến hồi kết. Mặc dù sản lượng thấp hơn nhưng giá trong nước tuần qua không tăng mạnh do các yếu tố bên ngoài, trong đó có cả các dự báo của các đại lý nước ngoài.
Tuần qua, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2019 đã diễn ra từ ngày 9/01 và tiếp tục kéo dài đến ngày 16/3. Lễ hội này nhằm quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, lễ hội góp phần tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê; động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tại thị trường châu Á, cà phê robusta của Việt Nam loại 2 với 5% hạt đen và vỡ được chào ở mức trừ lùi 40 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn giao dịch London, một tuần trước đó mức trừ lùi 45 – 50 USD/tấn. Trong khi đó ở Indonesia, giao dịch tiếp tục trầm lắng, robusta loại 4 khiếm khuyết 80 ở mức cộng 20 – 30 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2019, không đổi trong tuần thứ 4 liên tiếp.
Vụ thu hoạch robusta chính tại nam Sumatra thường diễn ra vào khoảng giữa năm, nhưng một vụ thu hoạch phụ nhỏ hơn thường trước đó vài tháng.
Tại thị trường thế giới, giá cà phê arabica giao tháng 3/2019 giảm 0,4 UScent, tương đương 0,4% xuống 1,0385 USD/lb, robusta giao cùng kỳ hạn tăng 7 USD tương đương 0,5% lên 1.543 USD/tấn. Tính chung cả tuần, arabica tăng 2,2%, là tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt dù hai vị lãnh đạo D. Trump và Tập Cận Bình hứa cố gắng tìm tiếng nói chung trong đối thoại để xích lại gần nhau. Bao lâu còn chiến tranh thương mại, sức mua hàng hoá nói chung của hai nước, nhất là Trung Quốc giảm, sẽ tạo cho mặt bằng giá hàng hoá thương phẩm nói chung theo hướng tiêu cực nhiều hơn. Giá dầu thô xuống thường tác động xấu đến hoạt động và tăng trưởng kinh tế, làm giảm sức mua hàng hoá nói chung và cà phê nói riêng.
Bờ Biển Ngà đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 11 đạt 199.233 bao, tăng 100.933 bao, tức tăng 102,68% so với tháng 10/2018 và tăng mạnh tới 1.300% so với cùng kỳ năm trước 2017. Theo đó, lũy kế xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt tổng cộng 1.144.616 bao, tăng 81% so với lũy kế xuất khẩu được báo cáo cùng kỳ năm trước đó. Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 11 thấp hơn 33.160 bao so với cùng kỳ năm trước, với 409.940 bao. Nguyên nhân khối lượng xuất khẩu giảm là do các vùng trồng cà phê phía tây nam có sản lượng thu hoạch sụt giảm.
Tuần qua vùng cà phê trọng điểm Brazil Minas Gerais có lượng mưa đạt 53,2 mm, ở mức 85% so với bình quân nhiều năm. Xuất khẩu arabica chế biến ướt tháng 12/18 của Colombia đạt 1,1.334.524 triệu bao, tăng 9,21% và Honduras chỉ đạt 356.598 bao, giảm 15%.