Sự sụt giảm nhập khẩu dầu thô, quặng sắt và đồng trong tháng 4 chắc chắn là một tín hiệu giảm giá, một cảnh báo rằng các lĩnh vực sử dụng nhiều hàng hóa như xây dựng và sản xuất có thể mất một số đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, có một số yếu tố ngắn hạn giải thích sự sụt giảm này, và còn quá sớm để kêu gọi kết thúc xu hướng nhu cầu hàng hóa mạnh tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đối với dầu thô, nhập khẩu tháng 4 giảm xuống 8,37 triệu thùng/ngày, giảm gần 9% so với mức kỷ lục 9,17 triệu thùng/ngày trong tháng 3. Trong 4 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu dầu thô tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên khoảng 8,46 triệu thùng/ngày.
Số liệu này cũng cao hơn đáng kể so với 7,6 triệu thùng/ngày, mức nhập khẩu trung bình trong năm 2016, cho thấy rằng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc tăng vọt đáng kể từ đầu năm tới nay, mặc dù giảm trong tháng 4. Cũng cần lưu ý tới tác động của việc xem xét chính sách trong nước ở Trung Quốc, với nhiều nhà máy lọc dầu tư nhân và nhỏ tin tưởng đã gần hết hạn ngạch nhập khẩu dầu thô trong nửa đầu năm nay. Điều này sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong nhập khẩu quý 2 trước khi có thể phục hồi trong nửa cuối năm.
Hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ đã lọc giảm cũng sẽ dẫn tới nhập khẩu dầu thô ít đi. Xuất khẩu nhiên liệu đã xử lý giảm 25,1% trong tháng 4 so với tháng 3, giảm xuống 3,5 triệu tấn hay khoảng 930.000 thùng/ngày.
Điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nhiên liệu đã lọc xuống 15% trong 4 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước, giảm từ 22,6% trong quý 1. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng vọt gần đây một phần liên quan tới khả năng cả nhà máy lọc dầu quốc doanh và tư nhất xuất khẩu thêm sản phẩm đã lọc, vì thế xuất khẩu giảm sẽ gần như tự động dẫn tới nhập khẩu dầu mỏ giảm đi.
Ảnh hưởng của thời tiết
Lượng quặng sắt nhập khẩu đã giảm 13,9% trong tháng 4 xuống 82,23 triệu tấn, thấp nhất kể từ tháng 10, một lần nữa điều đó dường như là xu hướng giảm giá nhưng không thực sự khi xem xét trong hoàn cảnh. Tám tháng trước đó có 4 tháng với nhập khẩu trên 90 triệu tấn gồm 95,6 triệu tấn trong tháng 3, tháng cao kỷ lục thứ hai.
Nhập khẩu trong tháng 4 chủ yếu bị thiệt hại bởi những gián đoạn liên quan tới thời tiết tại khu vực xuất khẩu chủ yếu phía tây bắc Australia trong tháng 3, khi nhiều chuyến hàng được chất lên tàu.
Giá quặng sắt giảm cũng có lợi thúc đẩy nhập khẩu của Trung Quốc, do chất lượng tốt hơn nhưng chi phí quặng từ Australia và Brazil thấp hơn sẽ thay thế cho các nguồn cung trong nước.
Giá giao ngay giảm xuống 60,15 USD/tấn trong ngày 8/5, giảm 37% từ mức đỉnh điểm 94,86 USD/tấn vào ngày 21/2.
Với giả thiết, nhập khẩu than bị cũng bị thiệt hại bởi thời tiết tại Australia, nhưng thay vào đó nhập khẩu than lại tăng 12,2% so với tháng 3 lên 24,78 triệu tấn.
Trong khi phân tích chi tiếp nhập khẩu than của nước này sẽ chỉ được phát hành vào cuối tháng 5, có thể là Trung Quốc tăng cường nhập khẩu qua đường sắt và đường bộ từ nước láng giềng Mongolia. Số liệu theo dõi tàu và cảng cho thấy nhập khẩu giảm 550.000 tấn từ đường biển trong tháng 4 so với tháng 3, với khối lượng từ Australia giảm 33%.
Nhập khẩu than dường như vẫn mạnh, dựa vào thuận lợi của chi phí hiện nay mà họ được hưởng so với các nguồn cung trong nước.
Nhập khẩu đồng suy yếu
Nếu bạn đang tìm kiếm một câu chuyện hàng hóa giảm giá bên ngoài Trung Quốc thì đồng là câu trả lời. Nhập khẩu đồng chưa gia công giảm 30,2% xuống 300.000 tấn trong tháng 4 so với tháng 3, và giảm 33,2% so với 2.
Cho đến nay có thể đưa ra luận điểm rằng Trung Quốc đang thay thế nhập khẩu kim loại đã luyện bằng quặng sắt, nhưng lượng nhập khẩu này cũng giảm trong tháng 4.
Nhập khẩu quặng đã giảm 16,6% so với tháng 3 xuống 1,36 triệu tấn, cho thấy các nhà máy luyện đồng Trung Quốc có nhu nhập khẩu quặng yếu. Liệu điều này có là tín hiệu suy giảm rộng lớn trong nhu cầu đồng của Trung Quốc không, hay là sự phản ánh nguồn cung và tồn kho trong nước vẫn không rõ ràng.
Tổng thể, nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tháng 4 đại diện cho sự trở lại những mức bình thường sau nhiều tháng tăng trưởng quá mức và không bền vững.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet