Một số nhà NK cua huỳnh đế từ Nga lớn nhất của Mỹ đang phàn nàn thiếu nguồn cung cua huỳnh đế do Nga và Nhật Bản đang chống lại nạn khai thác cua bất hợp pháp, quy định này có hiệu lực từ ngày 10/12/2014.

Theo báo cáo của Vantage Seafood, trong tháng 1/2015, NK cua huỳnh đế của Nhật Bản sẽ giảm 80% và giá bán buôn tại chợ trung tâm Sapporo sẽ tăng 30%.

Mặc dù nguồn cung cua huỳnh đế từ Nga cho thị trường nước ngoài thấp và giá cao tại thị trường Nhật Bản đang ở mức cao, giá bán buôn tại Mỹ lại đang tiếp tục giảm kể từ năm 2011.

Giá bán buôn tại Mỹ từ đầu tháng 1 đối với sản phẩm chân cua huỳnh đế đỏ NK loại 16-20 chân/10 pao là 9,98 USD/lb, giảm đáng kể so với mức 13,15 USD/lb so với cùng kỳ năm trước, và loại 14-17 chân/10 pao cũng đang giảm từ 14,22 USD/lb hồi năm ngoái xuống còn 10,8 USD/lb.

Giá bán thấp đã khiến các nhà NK e ngại, đây cũng là mức sụt giảm rất lớn đối với nguồn cung cua huỳnh đế từ Nga, nước cung cấp phần lớn cho toàn thế giới.

Hiện Nga cung cấp 80% đến 86% tổng nguồn cung cua huỳnh đế trên toàn thế giới. XK của cua huỳnh đế của Nga sang các thị trường lớn trong năm 2012 đạt khoảng 86.400.000 bảng.

Hiện tại sản lượng đánh bắt của Nga đang cao hơn so với tổng lượng được phép khai thác tại Alaska (TAC) trong năm đó.

Nguồn cung cua huỳnh đế vàng thường dao động khoảng 6 triệu pao, và các nguồn cung các loại cua huỳnh đế khác từ Alaska ít hơn nhiều.

Không có đầy đủ dữ liệu trong nhiều năm gần đây, nhưng một số nguồn thông tin cho thấy nguồn cung cấp của Nga trên thế giới đã tăng chiếm khoảng 86% nguồn cung vua huỳnh đế nói chung trên toàn thế giới trong năm 2012.

Tổng nguồn cung vua huỳnh đế của Nga trong năm 2012, Tập đoàn McDowell ước tính rằng sản lượng loài này được khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là 65,9 triệu pao trong tổng số lượng NK trên toàn thế giới 86,4 triệu pao.

Như vậy, thỏa thuận chống khai thác IUU giữa Nhật Bản và Nga có một tác động lớn đến nguồn cung toàn cầu nếu nó được thực hiện một cách hiệu quả, và từ ngày 30/12, các nhà NK tại Nhật Bản cho biết thoản thuận đã có tác động lớn trong 20 ngày hiệu lực đầu tiên. Theo Mainichi, ngày 30/12 thỏa thuận này đã khiến nguồn cung giảm mạnh. Công ty Marusui Sapporo Chuo Suisan cho biết họ chỉ có thể NK được 20% khối lượng cua huỳnh đế đỏ mà họ thường thu mua.

Các nhà NK Nhật Bản và Hàn Quốc đang linh hoạt hơn sau khi giá nguyên liệu bị đẩy lên một mức cao hơn trong khi các nhà NK Hoa Kỳ không đủ khả năng thu mua, đã khiến thị trường bán buôn tại Mỹ giảm.

Tuy nhiên, tình hình này có thể không kéo dài, do sự suy yếu của đồng yên và sự không chắc chắn về việc nguồn cung luôn ở mức thấp sẽ kéo dài.

Các nhà kinh doanh cua tại Mỹ nghi ngờ về hiệu quả thỏa thuận giữa Nhật Bản và Nga.

Các nhà NK Mỹ đã trở lại, lượng tồn kho ở mức cao

Lý do khiến cho thị trường Mỹ giảm là không phụ thuộc vào tình hình khai thác IUU.

Lượng tồn kho cua huỳnh đế tại Mỹ đang ở mức cao, và các nhà bán lẻ Mỹ đã quay lại với các sản phẩm phát triển bền vững được nuôi do trong hướng dẫn tiêu dùng của Seafood Watch xếp vào danh sách các sản phẩm không nên tiêu dùng. Do bị kê vào danh sách đen của Seafood Watch, Safeway đã giảm NK các sản phẩm này.

Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến nguồn cung cua của Nga.

Các nhà NK cua huỳnh đế của Mỹ cho biết họ đã không NK cua của Nga trong hơn một năm. Các khách hàng đã giảm kể từ khi giá tăng quá cao trong 4 năm qua.