Thị trường đường: Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 chốt phiên giảm 0,34 cent, tương đương 2,5% xuống ở 13,08 UScent/lb, sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 27/9 ở 13,02 UScent.

Mức giảm này đã khiến hợp đồng giao ngay vào khoảng 25 điểm trên chỉ số sức mạnh tương đối 14 ngày, mức quá bán nhiều nhất kể từ tháng 6.

Qua 10 phiên giao dịch, giá đã giảm hơn 14% sau khi đạt mức cao 5 tuần hôm 3/1. Tổng hợp đồng mở cửa đã tăng gần 22.000 lô lên mức 845.579 lô.

Giới thương nhân cho biết họ đang lo lắng về nguồn cung toàn cầu dư thừa gây áp lực lên giá giữa bối cảnh dự doán sản lượng đường tăng mạnh từ Thái Lan, châu Âu, Pakistan và Ấn Độ.

Nick Penney – thương nhân cao cấp tại Sucden Financical lưu ý rằng, thiếu cầu để tiêu thụ một lượng đường dôi dư đã đè nặng lên thị trường.

Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 cũng giảm 7,8 USD, tương đương 2,2% chốt tại 353,1 USD/tấn, sau khi đã chạm đáy kể từ tháng 9/2015 ở 352,8 USD.

Thị trường cà phê: Giá cà phê arabia giao tháng 3 kết thúc phiên giảm nhẹ 2 cent, tương đương 1,6% xuống ở 1,211 USD/lb. Thị trường đang có diễn biến chững lại trước dấu hiệu tăng sản lượng từ nước trồng hàng đầu – Brazil, nơi đã sẵn sàng thu hoạch vụ mùa cà phê lớn nhất từ trước tới nay.

Giá robusta giao tháng 3 có xu hướng ngược lại với mức tăng 24 USD, tương đương 1,4%, lên mức 1.793 USD/tấn.

Thị trường ca cao: Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 3 đóng cửa mất 1 USD, hay 0,05% chốt tại 1.984 USD/tấn, sau khi leo lên mức cao nhất kể từ ngày 4/12 ở 2.011 USD.

Hợp đồng giảm trở lại khi không giữ được trên đường trung bình 50 và 200 ngày.

Giá ca cao London kỳ hạn tháng 3 có cùng diễn biến giảm 14 GBP, hay 1% xuống ở 1.403 GBP/tấn.

Ghana – nước trồng ca cao lớn thứ 2 thế giới đang cân nhắc cắt giảm giá trả cho người nông dân, theo nguồn tin của Chính phủ nước này.

Các thương nhân đang chờ đợi số liệu rang xay quý tư năm 2017 từ Bắc Mỹ với dự đoán tăng từ 1-3%. Còn số liệu rang xay từ châu Á theo lịch công bố vào thứ 5 với ước tính tăng từ 5-10% đã tạm thời bị hoãn lại.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet