Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên 07/6 giảm 11 USD chốt tại 1.915 USD/tấn.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơn vị

Ngày

06/6

Ngày

07/6

Thay đổi

FOB(HCM)

USD/tấn

1.926

1.915

-11

Đăk Lăk

VND/kg

43.500

43.300

-200

Lâm Đồng

VND/kg

43.000

42.800

-200

Gia Lai

VND/kg

43.500

43.300

-200

Giá arabica kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên sụt giảm mạnh sau khi tăng ở phiên trước, với mức giảm 2,9 cent, tương đương 2,26% xuống ở 1,2555 USD/lb gần sát mức thấp một năm phiên thứ 6 tuần trước ở 1,2525 USD/lb.
Nick Gentile – quản lý khách hàng tại công ty tư vấn giao dịch hàng hóa NickJen Capital ở New York lưu ý rằng, giá kỳ hạn benchmark đang ở dưới mức trung bình. Hợp đồng đã tăng vào phiên giao dịch cuối ngày thứ hai do mua bù thiếu và dự báo thời tiết lạnh hơn ở khu vực trồng cà phê của Brazil.
Giá robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 11 USD, tương đương 0,55% xuống ở 1.985 USD/tấn.
Trong tháng 5, Colombia đã sản xuất được 901.000 bao (loại 60kg) cà phê sạch arabica, giảm 22,5% so với cùng tháng năm trước, theo Hiệp hội người trồng cà phê quốc gia này cho biết.
Xuất khẩu cà phê của Colombia đạt tổng cộng 840.000 bao, giảm 6% so với cùng tháng này năm ngoái. Theo Hiệp hội này, sản lượng giảm do mưa lớn khiến trì hoãn vụ thu hoạch.
Một cuộc biểu tình dân sự tại thành phố cảng Buenaventura – nơi xuất khẩu khoảng 60% của cả nước đã chấm dứt, sau khi buộc một số nhà xuất khẩu phân định lại tuyến hàng.
Mặc dù sản xuất và xuất khẩu cà phê của Colombia năm 2016 bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc đình công kéo dài suốt 45 ngày của các tài xế xe tải cũng như thiệt hại nhiều cây cà phê từ El Nino, nhưng quốc gia này vẫn đạt kỷ lục với sản lượng 14,23 triệu bao.
Tại thị trường ca cao, giá ca cao New York kỳ hạn tháng 7 thiết lập giảm 13 USD, tương đương 0,65%, chốt ở 1.975 USD/tấn. Giá ca cao London kỳ hạn tháng 7 chốt phiên cũng giảm 1 GBP, tương đương 0,06% xuống mức 1.540 GBP/tấn.
Lượng ca cao cập cảng tại Bờ Biển Ngà tính đến ngày 4/6 đạt khoảng 1.631.000 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, theo ước tính của các nhà xuất khẩu.
Sản xuất ca cao của Ghana bị đe dọa bởi cây trồng dịch bệnh không thế sinh trưởng, theo ông Joseph Boahen Aidoo - Giám đốc điều hành Cocobod.
Ông Aidoo cho biết, khoảng 23% diện tích trồng ca cao của Ghana, bao gồm khoảng 411.000 ha đã qua hơn 30 năm và giờ cây đã già cỗi, không phát triển được. Sản lượng ca cao thường niên của Ghana đạt 800.000 tấn, và mục tiêu của chính phủ nước này là sẽ tăng sản lượng lên đến 1 triệu tấn vào năm 2020.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, Cocobod vẫn đang tìm kiếm nguồn tài chính để khôi phục các đồn điền trồng ca cao và bổ sung một chương trình thụ phấn bằng tay vào tuần tới.
Theo Aidoo, Ghana có thể sẽ không trả tiền thưởng cho người trồng ca cao trong năm nay do giá toàn cầu sụt giảm khiến Cocobod mất khoảng 1 tỷ USD trong hai năm trở lại đây. Mặc dù giá giảm, nhưng Cocobod vẫn duy trì giá sản xuất trả cho người trồng.
Lượng ca cao cập cảng tại Bờ Biển Ngà đạt 1.631.000 tấn tính đến ngày 4/6, tăng 21% so với cùng kỳ vụ trước, theo ước tính của các nhà xuất khẩu. Họ cũng dự đoán rằng có khoảng 15.000 tấn ca cao được giao đến cảng Abidjan và 16.000 tấn giao đến cảng San Pedro, trong tổng số 31.000 tấn giao từ ngày 29/5 – 04/6, và tổng tăng so với mức 15.000 tấn giao trong cùng giai đoạn này vụ trước.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com

Nguồn: Vinanet