Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.388

Trừ lùi: -60

Đắk Lăk

32.200

-200

Lâm Đồng

31.400

-200

Gia Lai

31.800

-200

Đắk Nông

31.800

-200

Hồ tiêu

45.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.150

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Sau một phiên bất ngờ tăng vọt, thị trường cà phê trong nước lại sụt giảm trở lại theo đà đi xuống của thị trường cà phê thế giới. Mức thấp nhất ở 31.400 đồng/kg tại Lâm Đồng, 31.800 đồng/kg là mức giá tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông.
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 4/4, giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm 0,6% xuống 1.448 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,15% 95,2 UScent/lb.
Quỹ Tiện tệ Quốc tế (IMF) sắp đưa ra báo cáo tăng trưởng kinh tế thế giới đến năm 2020. Theo các nhà kinh tế suy đoán, có thể IMF sẽ tiếp tục cắt giảm tăng trưởng do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có tín hiệu mới, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng sẽ đưa các ra các biện pháp mới để kích thích kinh tế do triển vọng tăng trưởng của khối EU được cho là hiện đang trì trệ nhất thế giới và niềm tin kinh doanh tại thị trường tài chính lớn nhất châu Âu được cho là trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết với những bất ổn Brexit.
Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ gần đây đã trao chứng nhận Chỉ dẫn Địa lý (GI) cho 5 loại cà phê nước này.
Diện tích trồng cà phê ở Ấn Độ đạt khoảng 4.540 ha với hơn 366.000 nông dân, trong đó 98% nông dân trồng với quy mô nhỏ. Cà phê chủ yếu được trồng ở các bang miền Nam Ấn Độ với sản lượng của các bang Karnataka, Kerala và Tamil Nadu lần lượt đạt 54%, 19% và 8%.
Ngoài ra, cà phê cũng được trồng ở các khu vực phi truyền thống như Andhra Pradesh và Odisha, chiếm 17,2% sản lượng và phía đông bắc với 1,8% sản lượng.
Ấn Độ là quốc gia duy nhất trên thế giới có quy trình canh tác cà phê dưới bóng râm, thu hoạch bằng tay và phơi nắng. Ấn Độ sản xuất một số loại cà phê tốt nhất trên thế giới, được trồng bởi những người nông dân ở Ghat Tây và Ghat Đông, hai địa điểm đa dạng sinh học lớn trên thế giới. Cà phê Ấn Độ được đánh giá cao trên thị trường thế giới và được xuất khẩu dưới dạng cà phê cao cấp ở châu Âu.
Sự công nhận và bảo vệ đi kèm với chứng nhận GI sẽ cho phép các nhà sản xuất cà phê Ấn Độ đầu tư vào việc duy trì chất lượng của cà phê ở từng khu vực cụ thể. Điều này cũng tăng cường khả năng quảng bá thương hiệu của cà phê Ấn Độ trên thế giới và cho phép người nông dân nhận được mức giá tối đa cho loại cà phê cao cấp của họ.