Việt Nam nhập từ Nhật Bản 39 chủng loại mặt hàng, trong đó chủ yếu là hàng máy móc thiết bị, chiếm 28,3% tổng kim ngạch, với 557,9 triệu USD, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu mặt hàng này từ Nhật Bản lại giảm 30,08% so với cùng kỳ; Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, đạt 369,3 triệu USD, tăng 5,55%; kế đến sắt thép các loại, tăng 11,28%, đạt 180,9 triệu USD…

Nhìn chung, 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng đều có kim ngạch tăng trưởng dương, số mặt hàng này chiếm 59,4%, trong đó thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh vượt trội, tăng 212,20%, đạt 1,1 triệu USD và sữa và sản phẩm từ sữa tăng 94,51%, đạt 1,5 triệu USD. Ngược lại, số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 40,5% và nhập khẩu quặng và khoáng sản giảm mạnh nhất, giảm 71,17%, tương ứng với 450 nghìn USD.

Thống kê tình hình nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 2 tháng 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

2 tháng /2016

2 tháng /2015

So sánh +/- (%)

Tổng cộng

1.966.712.633

2.155.475.450

-8,76

máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

557.911.415

797.978.500

-30,08

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

369.383.597

349.944.270

5,55

sắt thép các loại

180.956.679

162.616.493

11,28

sản phẩm từ chất dẻo

89.777.173

93.291.417

-3,77

linh kiện, phụ tùng ô tô

84.748.197

81.969.581

3,39

vải các loại

75.920.959

73.254.123

3,64

sản phẩm từ sắt thép

58.875.617

80.949.132

-27,27

hóa chất

48.911.506

26.430.383

85,06

ô tô nguyên chiếc các loại

48.341.498

38.332.713

26,11

chất dẻo nguyên liệu

45.616.238

41.975.860

8,67

phế liệu sắt thép

45.442.904

40.858.744

11,22

sản phẩm hóa chất

39.068.843

37.185.480

5,06

kim loại thường khác

31.554.228

36.641.265

-13,88

nguyên phụ liệu dệt, may, da giày

26.645.148

26.760.776

-0,43

phương tiện vận tải khác và phụ tùng

22.103.323

16.090.546

37,37

giấy các loại

19.210.375

15.607.266

23,09

sản phẩm từ cao su

16.536.180

15.970.142

3,54

dây điện và dây cáp điện

15.747.486

15.592.592

0,99

cao su

12.277.847

15.680.553

-21,70

sản phẩm từ kim loại thường khác

11.469.117

13.133.089

-12,67

Hàng thuỷ sản

8.986.060

11.014.428

-18,42

điện thoại các loại và linh kiện

7.726.989

10.807.650

-28,50

xơ, sợi dệt các loại

6.983.612

6.557.812

6,49

sản phẩm từ giấy

6.060.033

5.769.216

5,04

thuốc trừ sâu và nguyên liệu

5.961.907

6.032.813

-1,18

sản phẩm khác từ dầu mỏ

5.711.615

4.052.076

40,96

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

4.863.555

8.908.254

-45,40

phân bón các loại

4.490.033

6.897.996

-34,91

đá quý kim l oại và sản phẩm

4.060.949

4.977.241

-18,41

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

3.828.739

2.515.031

52,23

nguyên phụ liệu thuốc lá

3.110.653

5.252.839

-40,78

chế phẩm thực phẩm khác

2.100.225

1.606.207

30,76

hàng điện gia dụng và linh kiện

2.031.002

1.929.299

5,27

sữa và sản phẩm

1.517.057

779.928

94,51

thức ăn gia súc và nguyên liệu

1.176.168

376.735

212,20

gỗ và sản phẩm gỗ

930.500

544.966

70,74

quặng và khoáng sản khác

450.048

1.561.011

-71,17

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ)

Theo nhận định của TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI tại tọa đàm xúc tiến đầu tư và du lịch  Nhật Bản tại Hà Nội do Đại sứ quán Nhật Bản, VCCI, Hiệp hội đoanh nghiệp Nhật Bản tổ chức vừa qua, sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam.

Buổi tọa đàm đã thu hút 30 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực như: Vận tải, Xây dựng, Tái chế, Chế tạo, Chứng khoán, Sản xuất, Truyền hình, Thuốc, Nông sản thực phẩm… tham dự.

Đánh giá tiềm năng, cơ hội dành cho doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố cam kết ủng hộ các nhà đầu tư Nhật Bản làm ăn lâu dài tại Thủ đô.

Công sứ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Katsuro Nagai cho biết, hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Số dự án được cấp phép chiếm khoảng 30% bao gồm nhiều ngành nghề: Xây dựng, bán lẻ, dịch vụ. Nhiều công trình biểu tượng của Nhật bản ở Việt Nam như Cầu Nhật Tân, Nhà ga Quốc tế Nội Bài. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp của hai nước.” – Công sứ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói.

Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang tiến hành cải cách, hội nhập theo chuẩn mực hiện đại, tiên tiến của thế giới.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể đón nhận thành công được làn sóng này không còn phụ thuộc vào nội lực và công cuộc cải cách thể chế của Chính phủ và các địa phương… Chủ tịch VCCI cho biết, trong một báo cáo gần đây của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), các doanh nghiệp Nhật Bản đều quyết định sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Đây là một triển vọng lớn cho Việt Nam.

Ông Lộc cũng thông báo các doanh nghiệp Nhật Bản về tình hình đổi mới của Việt Nam. Ông nhấn mạnh doanh nghiệp Nhật hoàn toàn có thể an tâm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành cải cách, lựa chọn những mô hình quản trị tốt nhất tại Việt Nam. Nghị quyết 19 về cải thiện về môi trường đầu tư kinh doanh của chính phủ là một ví dụ.

Việt Nam đang quyết tâm đat được mục tiêu năm 2016 trở thành một trong 4 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất Asean, tức Asean 4. Mục tiêu xa hơn là trở thành một trong những môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.

Chủ tịch VCCI cũng đề nghị các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia giúp sức, hỗ trợ Hà Nội xây dựng chương trình thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Diễn đàn doanh nghiệp

 


Nguồn: Vinanet