Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 319,34 điểm hôm 29/11/2019, tăng 0,15% tương đương 0,48 điểm so với chỉ số trước đó hôm 28/11/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 320,56 điểm, tăng 0,03% tương đương 0,1 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 319,10 điểm, tăng 0,17% tương đương 0,56 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá thép tại Trung Quốc ngày 2/12/2019 tăng phiên thứ 3 liên tiếp, khi thước đo hoạt động nhà máy của nước này bất ngờ tăng trở lại trong tháng 11/2019 đã thúc đẩy nhu cầu.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) chính thức của Trung Quốc cho thấy rằng, lĩnh vực sản xuất của nước này bất ngờ được cải thiện trong tháng 11/2019, do nhu cầu tăng bởi các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.
Điều tra kinh doanh tư nhân khác đưa ra cho thấy rằng, các đơn hàng mới và sản lượng của các nhà máy trong tháng 11/2019 tăng mạnh nhất trong gần 3 năm.
Giá thép cuộn cán nóng (HRC) kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 1,7% lên 3.613 CNY (513,29 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng 1,6% lên 3.610 CNY/tấn. Giá thanh cốt thép trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 3.637 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 0,6% xuống 13.970 CNY/tấn.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thép, mặc dù nhu cầu có thể giảm trong mùa đông, Huatai Futures cho biết. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 648 CNY/tấn.
Giá nguyên liệu sản xuất thép diễn biến trái chiều, với than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 1.233 CNY/tấn, và than cốc giảm 0,2% xuống 1.853 CNY/tấn.
Công ty khai thác quặng Vale SA Brazil cho biết, sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất tại nhà máy tập trung Viga sau khi tạm ngừng hoạt động trong vài tháng. Việc nối lại hoạt động không làm thay đổi dự báo doanh số bán quặng sắt năm 2019 hoặc quý đầu năm 2020.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc đạt 89 USD/tấn, không thay đổi so với phiên trước đó.
Các thông tin khác:
Thép không gỉ: Thống kê từ chính phủ Đài Loan (TQ), nhập khẩu thép không gỉ trong 10 tháng đầu năm 2019 đạt 823.000 tấn, không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, thép cuộn không gỉ cán nóng tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhập khẩu thép cuộn không gỉ trong gần 3 tháng, tăng khoảng 22% trong tháng 10/2019, 140% trong tháng 9/2019, và 60% trong tháng 8/2019, tất cả đều so với tháng trước đó.
Tổng nhập khẩu thép không gỉ trong tháng 10/2019 đạt 80.000 tấn, giảm 47% so với tháng 9/2019, song tăng 13% so với tháng 10/2018.
Tổng xuất khẩu thép không gỉ trong 10 tháng đầu năm của Đài Loan (TQ) đạt 982.000 tấn, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, thép cuộn không gỉ cán nóng giảm mạnh nhất, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính của xuất khẩu thép không gỉ từ Đài Loan suy giảm là do bị ảnh hưởng bởi các chính sách bán phá giá toàn cầu.
Tổng xuất khẩu thép không gỉ trong tháng 10/2019 đạt 94.000 tấn, không thay đổi so với tháng trước đó, song giảm 8% so với tháng 10/2018.
Thép: Thống kê cho biết, sản lượng thép toàn cầu trong tháng 10/2019 giảm 2,8% xuống 152 triệu tấn, công suất sản xuất tại tất cả các khu vực đều giảm.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 10/2019 giảm 0,6% so với tháng 10/2018, chủ yếu do việc cắt giảm sản lượng trước và sau ngày nghỉ lễ, song sản lượng thép của Trung Quốc vẫn chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng toàn cầu.
Mặc dù Trung Quốc hiện đã hạn chế công suất của các nhà máy thép đến tháng 3/2020, do dư công suất trong đầu năm 2019, ước tính khối lượng trong năm nay sẽ vẫn tăng 7,6% lên 746 triệu tấn.
Sản lượng thép của Mỹ trong tháng 10/2019 cũng giảm khoảng 2% xuống 7,4 triệu tấn, do ảnh hưởng của các biện pháp chống bán phá giá.
Sản lượng thép tại EU giảm khoảng 8,7% song EU chỉ hạn chế hạn ngạch nhập khẩu, dẫn đến dư sản lượng các nhà máy thép nội địa và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà cung cấp.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới tăng sản lượng thêm khoảng 3% lên 84,2 triệu tấn. Khối lượng thép của Nhật Bản trong tháng 10/2019 giảm 5%, do bão và công suất sản xuất hiện tại giảm 3,9% xuống 75,6 triệu tấn.
Xem xét xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chương trình kích thích đối với cơ sở hạ tầng nội địa. Mặt khác, các biện pháp bảo vệ nhập khẩu của Mỹ có thể thúc đẩy giá nội địa để hỗ trợ các nhà máy thép trong nước.
Nguồn: VITIC/Reuters