Kinh tế Mỹ đón nhận các số liệu trái chiều
Lượng đơn hàng mới và xuất khẩu các tư liệu sản xuất chủ chốt do Mỹ chế tạo đã giảm trong tháng 9 cho thấy hoạt động đầu tư kinh doanh vẫn ảm đạm do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng 9/2019, số đơn hàng mua tư liệu sản xuất phi quân sự không tính máy bay, vốn được xem là thước đo cho các kế hoạch đầu tư và trang thiết bị của doanh nghiệp, đã giảm 0,5% so với tháng 8, mạnh hơn so với mức dự đoán giảm 0,2% mà giới chuyên gia đưa ra trước đó trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, số đơn hàng này tăng 1%, nhưng xuất khẩu các mặt hàng này lại giảm 0,7% trong tháng 9.
Vấn đề Brexit: Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu về khả năng bầu cử sớm
Lãnh đạo phe Bảo thủ tại Hạ viện Anh Jacob Rees - Mogg ngày 24/10 cho biết các nghị sĩ sẽ có cơ hội bỏ phiếu vào ngày 28/10 tới về việc có tổ chức một cuộc bầu cử trước thời hạn hay không.
Đây chính là điều kiện mà Thủ tướng Boris Johnson đưa ra để đổi lại việc quốc hội có thêm thời gian nghiên cứu thỏa thuận Brexit mới.
Australia sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng
Ngày 25/10, Bộ trưởng Phát triển Thái Bình Dương và Quốc tế Australia khẳng định nước này sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng mà không tạo nợ xấu cho các quốc gia.
Bộ trưởng Phát triển Thái Bình Dương và Quốc tế Australia Alex Hawke nói rằng Australia có thể thiết lập quan hệ đối tác với Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng với chất lượng tốt và không gây ra nợ xấu, chẳng hạn như một dự án trong lĩnh vực y tế hoặc giáo dục nhằm đem lại lợi ích lớn cho các quốc gia có dự án.
Tổng thống Trump kêu gọi Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất
Ngày 24/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa "tấn công" Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi kêu gọi tiếp tục cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế, chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc họp của Fed.
Thủ tướng Anh đề nghị bầu cử sớm nếu muốn trì hoãn Brexit
Ngày 24/10, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông sẽ cho Quốc hội thêm thời gian để nghiên cứu kỹ kế hoạch London rời Liên minh châu Âu (còn gọi là Brexit) của ông nếu cơ quan này đồng ý tổ chức cuộc tổng tuyển cử sớm vào ngày 12/12 tới.
Lượng khí thải carbon của Australia tăng lên mức cao nhất vào năm 2020
Khí thải carbon của Australia sẽ đạt mức cao nhất vào năm tới trước khi bắt đầu chu trình giảm xuống từ năm 2022 nhờ triển khai các chương trình sử dụng năng lượng gió và Mặt trời.
Một nghiên cứu mới của Trường đại học Quốc gia Australia (ANU) cảnh báo Australia có nguy cơ đối mặt với tình trạng khí thải carbon tiếp tục gia tăng vượt “đỉnh” nếu các đề xuất về năng lượng tái tạo tiếp tục bị đình trệ và thiếu hụt đầu tư cho hệ thống truyền tải và lưu trữ năng lượng.
EU nhất trí việc lùi thời điểm Brexit sau ngày 31/10
Các thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/10 đã nhất trí về mặt nguyên tắc việc lùi thời điểm Brexit sau ngày 31/10 song chưa quyết định là khoảng thời gian gia hạn có thể kéo dài trong bao lâu.
Thái Lan và tham vọng trở thành trung tâm giao nhận của khu vực
Việc gia tăng thương mại qua biên giới cùng sự phát triển nhanh của ngành thương mại điện tử đang thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực hậu cần (logistics) của Thái Lan.
Nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á này muốn tận dụng vị trí địa lý và sự bùng nổ của thương mại điện tử để trở thành trung tâm giao nhận của khu vực. Từ năm 2016 đến 2018, thứ bậc của Thái Lan trong bản xếp hạng logistics của Ngân hàng Thế giới đã tăng từ 45 lên 32, khiến cho quốc gia này chỉ đứng sau Singapore về thứ bậc tại ASEAN và đứng thứ bảy ở châu Á.
Từ 1/1/2020, Trung Quốc thực thi chính sách mới cho hoạt động kinh doanh
Các chính sách mới này sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường công bằng và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) ngày 23/10 cho biết, nước này sẽ thực thi các quy định mới từ ngày 1/1/2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ngày càng chịu nhiều áp lực.
EU khẳng định quan điểm về vấn đề Biển Đông
Quan điểm của EU về vấn đề Biển Đông được tái khẳng định, trong đó nhấn mạnh bảo vệ quyền tự do hàng hải, kiên quyết tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm luật biển và các phán quyết của tòa trọng tài. Trong đó nhấn mạnh bảo vệ quyền tự do hàng hải, kiên quyết tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm luật biển và các phán quyết của tòa trọng tài, đồng thời khuyến khích giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình, phản đối các hành động đơn phương có thể làm thay đổi hiện trạng dẫn tới làm gia tăng căng thẳng.
Trung Quốc khẳng định không nhờ bên thứ ba trong cuộc đàm phán thương mại với Mỹ
Trung Quốc sẽ không sử dụng bên thứ ba trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đưa ra trong trả lời phỏng vấn hãng tin AFP (Pháp).
Goldman Sachs hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020
Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong năm 2020 cũng như triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020.
Cụ thể, Goldman Sachs dự đoán sản lượng dầu đá phiến của Mỹ chỉ tăng 0,7 triệu thùng/ngày trong năm 2020, thấp hơn dự báo trước đó tăng 1 triệu thùng/ngày và mức tăng 1,1 triệu thùng/ngày của năm 2019.
Bên cạnh đó, Goldman Sachs hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 xuống còn 1,3 triệu thùng/ngày, từ mức 1,4 triệu thùng/ngày dự báo trước đó.
Trung Quốc trước nỗi lo tiền không chảy vào các thực thể kinh doanh
Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ các thực thể kinh doanh như cắt giảm thuế phí, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn.
Trong khi đó, dự báo mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 có thể thấp nhất trong 29 năm và tiếp tục đi xuống trong năm 2020.
Trung Quốc tiếp tục mở cửa kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài
Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, song sẽ không đóng cửa nền kinh tế trong nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài và ngành công nghiệp thế giới.
Đầu tháng 10/2019, trước khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra, Washington quyết định mở rộng danh sách “các thực thể” khi bổ sung một số doanh nghiệp khởi nghiệp hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) như Megvii Technology và SenseTime Group.
Tổng thống Mỹ: Thoả thuận thương mại với Trung Quốc đang diễn ra tuyệt vời
Ngày 21/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện với Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua. Ông Trump cho hay các vấn đề của thỏa thuận ở giai đoạn 2 sẽ được giải quyết theo nhiều cách dễ dàng hơn nhiều so với những vấn đề ở giai đoạn 1.
Sau hơn 1 năm căng thẳng kéo dài, ngày 11/10, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận một phần về sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính và mua bán nông sản.
Thái Lan cần bơm thêm tiền để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP
Thái Lan cần bơm thêm nhiều tiền vào lưu thông, với mức khoảng 30 - 50 tỷ baht (990 triệu USD - 1,65 tỷ USD), để có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 3% trong năm 2019.
Giám đốc Trung tâm dự báo kinh tế và kinh doanh thuộc Đại học Thương mại Thái Lan (UTCC), ông Thanawat Phonwichai, được truyền thông địa phương dẫn lời cho biết khoảng 20 - 30 tỷ baht đã được đưa vào lưu thông trong giai đoạn một của chương trình giải ngân khuyến khích người dân đi du lịch nội địa, đóng góp vào tăng trưởng GDP 0,1-0,2%. Giai đoạn hai của chương trình này, sẽ được trình lên Nội các để thông qua vào 22/10, có thể làm tăng lượng tiền lưu thông nhờ việc kích thích du lịch nội địa và chi tiêu trong nước.
Công ty Indonesia xây dựng tuyến đường sắt kết nối Lào với Việt Nam
Một quan chức Indonesia mới đây cho biết Liên doanh phát triển đường sắt Indonesia (IRDC) có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt trị giá 28.000 tỷ rupiah (1,98 tỷ USD) kết nối Lào với Việt Nam.
Dự án nói trên nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa IRDC, Công ty Thương mại Dầu khí Lào (Petrotrade) và Công ty TNHH Quản lý xây dựng và Đầu tư HT của Việt Nam, bên lề cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, và Thủ tướng Lào, Thongloun Sisoulith, vào năm 2017.
Đằng sau “thiện ý” của ông Trump đối với Trung Quốc
Dư luận rất hiếu kỳ trước thiện chí bất ngờ của ông Trump với Trung Quốc, bởi với những gì mà truyền thông tiết lộ về thỏa thuận thương mại một phần Mỹ - Trung, Bắc Kinh không có quá nhiều nhượng bộ.
Vòng đàm phán thương mại cấp cao thứ 13 giữa Mỹ và Trung Quốc kết thúc với kết quả có thể nói là tích cực. Sau khi Trung Quốc đồng ý mua 40 tỷ USD nông sản Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng quyết định lùi thời gian nâng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 15/10 xuống ngày 15/12.
Mỹ khẳng định không vội ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho rằng giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại giữa nước này với Trung Quốc không nhất thiết phải hoàn tất vào tháng tới.
Trả lời phỏng vấn kênh Fox Business Network ngày 21/10, Bộ trưởng Ross khẳng định thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc phải là một "thỏa thuận thỏa đáng", và không nhất thiết phải được ký vào tháng 11. Ông nhấn mạnh: "Điều quan trọng hơn cả là đó phải là một thỏa thuận phù hợp khi được đưa ra".
Trung Quốc yêu cầu WTO trừng phạt Mỹ 2,4 tỷ USD
Trung Quốc đang tìm kiếm các lệnh trừng phạt trị giá 2,4 tỷ USD đối với Mỹ vì không tuân thủ một quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thuế từ thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Một văn bản được công bố ngày 21/10 cho biết Trung Quốc đang tìm kiếm các lệnh trừng phạt trị giá 2,4 tỷ USD đối với Mỹ vì không tuân thủ một quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong một vụ việc về thuế từ thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Thủ tướng Mahathir cảnh báo khả năng Malaysia bị trừng phạt thương mại
Theo Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, nguy cơ nước này bị trừng phạt thương mại là có thể xảy ra trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Praxis do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) Malaysia tổ chức trong hai ngày 21 - 22/10, người đứng đầu chính phủ Malaysia cho biết Malaysia là quốc gia lệ thuộc vào xuất khẩu, cho nên, có thể bị tổn thương bởi đòn trừng phạt thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng thể hiện qua chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thái Lan thực hiện chương trình đảm bảo giá gạo
Chương trình đảm bảo giá gạo của Thái Lan chính thức bắt đầu từ ngày 15/10 với việc các nông dân đủ điều kiện tham gia được nhận phần chênh lệch khi giá thị trường giảm xuống dưới mức chuẩn quy định.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit được truyền thông sở tại dẫn lời cho biết Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) đã chuyển 9,4 tỷ baht (309 triệu USD) tiền bồi thường trực tiếp vào tài khoản của 349.000 nông dân đã đăng ký.
Thống đốc BoK: Thương chiến Mỹ-Trung tác động xấu đến kinh tế Hàn Quốc
Phát biểu với báo giới tại Washington ngày 19/10, người đứng đầu BoK nói rằng kinh tế Hàn Quốc không thể tránh khỏi những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, bởi xuất khẩu của Hàn Quốc sang hai nền kinh tế này là rất lớn.
Theo ông Lee, bản thân tranh chấp thương mại có thể đã trực tiếp làm giảm khoảng 0,2 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc bằng cách làm sụt giảm tổng kim ngạch xuất khẩu, từ đó khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm thêm 0,2 điểm phần trăm do đầu tư và chi tiêu giảm sút.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định bất chấp lực cản từ bên ngoài
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Yi Gang ngày 19/10 cho biết, Trung Quốc đã duy trì đà tăng trưởng ổn định trong năm 2019, với các chỉ số kinh tế quan trọng đều nằm trong vùng hợp lý, mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” lớn từ bên ngoài do xu hướng bảo hộ thương mại ở nhiều nền kinh tế lớn.
IMF cảnh báo rủi ro đối với kinh tế khu vực châu Á do căng thẳng thương mại
Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết khu vực châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 5% trong năm 2019 và 5,1% trong năm 2020.
Trong cuộc họp báo tại hội nghị thường niên năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Changyong Rhee, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết khu vực châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 5% trong năm 2019 và 5,1% trong năm 2020.
FAO dự báo tình trạng thiếu lương thực xấu đi tại Triều Tiên
Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) ngày 19/10 dự báo tình hình lương thực tại CHDCND Triều Tiên sẽ xấu đi trong quý IV do bão Lingling và bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Dẫn báo cáo Cảnh báo sớm, Hành động sớm của FAO về an ninh lương thực và nông nghiệp, Đài Tiếng nói Mỹ (VOA) cho hay Triều Tiên nằm trong số chín quốc gia có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực trong thời gian từ tháng 10 -12/2019. FAO nhấn mạnh hạn hán, thiên tai như các cơn bão lớn và dịch bệnh tả lợn châu Phi là những yếu tố chính làm trầm trọng thêm vấn đề lương thực tại Triều Tiên.
Nguồn: VITIC