Gạo đồ 5% tấm giá tăng 4 USD/tấn lên 406-409 USD/tấn.
“Nhu cầu từ Bangladesh giúp cải thiện xu hướng giá. Điều đó bù lại cho tác động từ nguồn cung tăng do thu hoạch vụ m ới”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh – miền nam Ấn Độ – cho biết.
Bangladesh sẽ nhập khẩu 150.000 tấn gạo Ấn Độ theo hợp đồng liên chính phủ với giá 440 USD/tấn, theo một hợp đồng sắp ký. Liên đoàn Marketing hợp tác xã nông nghiệp Ấn Độ (NAFED) sẽ đảm nhận viện cung cấp gạo cho Bangladesh theo hợp đồng này. Hàng sẽ được giao trong vòng 60 ngày kể từ khi ký.
Bangladesh cũng đã ký một hợp đồng với một công ty quốc doanh khác của Ấn Độ – PEC – để nhập khẩu 100.000 tấn gạo với mức giá 455 USD/tấn.
Trong khi đó tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá khoảng 401-405 USD/tấn, FOB Bangkok, tăng so với 395-400 USD/tấn cách đây một tuần.
Thị trường khá trầm lắng trong bối cảnh nguồn cung ở mức vừa phải mặc dù sản lượng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
“Tôi không cho rằng giá sẽ tăng mạnh hơn nữa trước khi kết thúc năm. Tuy nhiên, năm tới giá có thể tăng do tác động từ chương trình can thiệp của Chính phủ”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.
Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm 2017, và các thương gia lạc quan rằng mục tiêu này sẽ đạt được với biên độ +/- 5%.
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cùng nhiều đơn vị khác sẽ phối hợp tổ chức Festival gạo Thái 2017 tại Bangkok trong những ngày 15-20/12/2017. Các thương gia nhận định sự kiện này sẽ có tác động tích cực tới nhu cầu.
Tại Việt Nam, thị trường tiếp tục trầm lắng vì lượng dự trữ còn rất ít.
Gạo 5% tấm giá hiện 395 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, gần như không thay đổi so với 395-398 USD/tấn cách đây một tuần.
“Chúng tôi bán (gạo 5% tấm) giá 395 USD/tấn theo hợp đồng tư nhân”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết, nhưng ông này không nói thông tin về người mua.
Các thương gia chưa biết khi nào sẽ có thêm những hợp đồng liên chính phủ, nhưng việc thực hiện những hợp đồng liên chính phủ đã ký từ trước sẽ giúp đưa khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam lên sát mục tiêu 5,6 triệu tấn trong năm 2017.
Một số thông tin liên quan
Philippines: NFA muốn nhập khẩu 350.000 tấn gạo
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã đề xuất nhập khẩu 350.000 tấn gạo trước khi bước vào vụ thu hoạch đầu tiên của năm 2018 để làm tăng lượng dự trữ của Chính phủ.
Đề xuất này sẽ được Uỷ ban NFA xem xét, nếu được thông qua gạo nhập khẩu sẽ cập cảng Philippines vào khoảng tháng 1 – tháng 2/2018, và gạo đó sẽ không được bán ra thị trường mà để sử dụng khi cần thiết vào giai đoạn giáp hạt 0 – tháng 5,6,7 và 8.
Cơ quan Thống kê Philippines (NFA) ngày 21/11 đưa ra dự báo sản lượng lúa nước này quý 1/2018 sẽ tăng 2,58%so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,533 triệu tấn.
Tuy nhiên,Giám đốc phụ trách marketing ngũ cốc của NFA, ông Rocky L. Valdez cho biết lượng dự trữ của NFA hiện còn rất ít, chỉ đủ dùng trong khoảng 6 ngày, tức là thấp hơn nhiều so với mức quy định, và dự kiến sẽ giảm tiếp xuống tương đương 4 ngày dùng vào cuối năm nay.
Theo quy định, dự trữ gạo của NFA luôn phải tương đương ít nhất 15 ngày sử dụng, vào những giai đoạn giáp hạt (đầu quý 1) phải tương đương 30 ngày sử dụng.
Theo tính toán, nhập khẩu 350.000 tấn sẽ làm tăng lượng dự trữ thêm 11 ngày sử dụng
Ông Valdez cho biết, dự trữ của NFA còn ít nhưng tổng dự trữ gạo toàn quốc – bao gồm cả dự trữ của các gia đình và các doanh nghiệp – ở mức cao, khoảng 61 ngày sử dụng.
Sản lượng lúa nước này trong quý cuối năm 2017 dự báo tăng 6,26% so với cùng kỳ năm trước lên 7,45 triệu tấn, nhờ năng suất tăng bù lại cho diện tích trồng lúa giảm.
Ngoài ra, từ 20/12/2017 đến 28/2/2018 sẽ có 805.200 tấn gạo được lĩnh vực tư nhân mua về, sẽ giúp làm tăng lượng dự trữ gạo của nước này.
Năm 2016, Chính phủ đã thông qua nhập khẩu 500.000 tấn gạo nhưng lượng mua chỉ đạt một nửa số đó.
Việt Nam trúng thầu xuất khẩu hơn 11 ngàn tấn gạo sang Hàn Quốc
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, TCty Nông thủy sản và Thương mại Thực phẩm Hàn Quốc vừa tổ chức mở thầu mua 118.889 tấn gạo lứt. 4 quốc gia trúng thầu gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ và Úc.
Theo đó, Việt Nam được trao thầu 11.111 tấn gạo lứt hạt ngắn; Trung Quốc 80.000 tấn gạo lứt hạt ngắn; Úc 10.000 tấn gạo lứt hạt trung bình; Mỹ 17.778 tấn gạo lứt hạt trung bình. Hàn Quốc đang dự tính mua nhiều hơn do thu hoạch giảm. - Việt Nam trúng thầu xuất khẩu hơn 11 ngàn tấn gạo sang Hàn Quốc. - Nông nghiệp
Italy muốn hạn chế nhập khẩu gạo vào EU
Italy và 7 nước EU ngày 24/11 đã đề nghị Uỷ ban châu Âu (EC) cho phép họ hạn chế nhập khẩu gạo Campuchia để “bảo vệ ngành lúa gạo Italy nói riêng và châu Âu nói chung”.
Theo đó, trong 5 năm qua, nhập khẩu gạo Campuchia vào châu Âu đã tăng gấp hơn 2 lần, ảnh hưởng tới cán cân thương mại của EU.
Theo luật của EC, khi nhập khẩu từ một nước thứ 3 làm ảnh hưởng tới can cân thương mại của bất cứ nước thành viên EU nào thì có thể đề nghị EC đưa ra những rào cản để “làm thay đổi tình hình”.
Ngoài Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary, Hy Lạp và Rumani đều đang đề nghị phải kiểm soatgs nhập khẩu gạo Campuchia.
Bộ Nông nghiệp Italy cho biết, việc tăng nhập khẩu gạo Indica (gạo hạt dài) từ Campuchia đã khiến nông dân EU chuyển sang sản xuất gạo Japonica (hạt ngắn), gây dư cung và khiến giá giảm 60%.
Sản lượng gạo Mali 2017/18 sẽ tăng 5%
Bộ Nông nghiệp Mali đưa tin, sản lượng gạo nước này tăng gần 5% trong mùa này, nhờ những khoản trợ cấp phân bón của Chính phủ và sử dụng thêm các giống lúa năng suất cao.
Sản lượng vụ 2017/18 của nước sản xuất gạo lớn thứ 2 Tây Phi này tăng lên 2,92 triệu tấn, từ mức 2,78 triệu tấn của vụ trước, tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu 3 triệu tấn mà Chính phủ đặt ra do thiếu mưa.
Mali dự kiến sẽ dư thừa 584.000 tấn gạo năm nay, so với mức 565.000 tấn năm ngoái.
Nguồn: VITIC/Reuters