Theo đó, chuẩn GMP sẽ bảo đảm cho việc quản lý chất lượng sản phẩm từ quá trình nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và phân phối. Đặc biệt, yếu tố về con người, như chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).

Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng sẽ tăng cường chấn chỉnh các vi phạm do sử dụng hình ảnh, bệnh nhân, nhân viên y tế quảng cáo gây hiểu lầm thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị bệnh…

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nếu áp dụng đúng theo các tiêu chuẩn GMP, thì ước tính số lượng cơ sở đủ điều kiện chỉ vào khoảng trên 300 cơ sở trong tổng số gần 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng trên cả nước. Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất.

Nguồn: Thoibaotaichinhvietnam.vn