Thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 23/8. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong phục hồi sau khi rơi vào thị trường gấu trong tuần trước.

Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 1,17%.

Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 1,78% còn Topix tăng 1,83%.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,97%.

ASX 200 của Australia tăng 0,39%.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 1,17%.
Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 1,78% còn Topix tăng 1,83%.
Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 1,45%, Shenzhen Component tăng 1,981%. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,05% với cổ phiếu gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent tăng gần 2%, Hong Kong Exchange & Clearing tăng 5,66%.
Hang Seng tuần trước giảm sâu, mất hơn 20% so với đỉnh hồi giữa tháng 2 – đồng nghĩa vào thị trường gấu, do bất ổn liên quan triển vọng các công ty công nghệ Trung Quốc.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,97%., ASX 200 của Australia tăng 0,39%.

Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 1,78% còn Topix tăng 1,83%.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư gồm khả năng Fed sớm thu hồi chính sách hỗ trợ và sự lây lan của biến chủng Delta gây Covid-19.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch châu Á với Brent tăng 3,1% lên 67,2 USD/thùng, WTI tăng 3,07% lên 64,05 USD/thùng.
Tại Việt Nam: Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (23/8), VN-Index giảm 30,57 điểm (-2,3%) xuống 1.298,86 điểm. HNX-Index giảm 3,22 điểm (-0,95%) xuống 334,84 điểm. UPCoM-Index giảm 1,24 điểm (-1,34%) xuống 91,46 điểm.
Khối ngoại giao dịch vẫn theo chiều hướng tiêu cực khi mua vào 35,7 triệu cổ phiếu, trị giá 1.511 tỷ đồng, trong khi bán ra 48,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.855 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 12,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 344 tỷ đồng.
Riêng sàn HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 10 liên tiếp với giá trị giảm 51% so với phiên trước và ở mức 382 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 12,8 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 10 phiên, khối ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 8.300 tỷ đồng.

Nguồn: VITIC/Reuters