Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2016, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như lúa mì tăng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 139,94% và tăng 96,48% đạt 703,4 nghìn tấn, trị giá 159,6 triệu USD; đậu tương giảm 20,32% về lượng và giảm 34,78% về trị giá, tương ứng với 196 nghìn tấn, trị giá 79,5 triệu USD và ngô đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 250,6 triệu USD, tăng 2% về lượng nhưng giảm 12,61% về trị giá so với cùng kỳ.

Dưới đây tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong 2 tháng đầu năm 2016

Lúa mì:

Tính riêng tháng 2/2016, cả nước đã nhập khẩu 276,4 nghìn tấn, trị giá 61,4 triệu USD, giảm 35,2% về lượng và giảm 37,4% về trị giá so với tháng 1/2016.

Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam chủ yếu nhập lúa mì từ Australia với lượng nhập 426 nghìn tấn, trị giá 102,5 triệu USD, tăng 253,38% về lượng và tăng 172,7% về trị giá so với cùng kỳ. Đứng thứ hai sau Australia là Braxin, đạt 188,3 nghìn tấn, trị giá 37,3 triệu USD, tăng 50,49% về lượng và tăng 23,55% về trị giá so với cùng kỳ. Đáng chú ý, nhập khẩu lúa mì từ Hoa Kỳ tăng mạnh vượt trội, mặc dù tuy lượng nhập chỉ đạt 16,7 nghìn tấn, trị giá 4,3 triệu USD, tăng 3231,55% về lượng và tăng 2.555,17% về trị giá. Đặc biệt, hai tháng đầu năm nay, Việt Nam còn nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ucraina, đạt 754 tấn, trị giá 140,8 triệu USD.

Nhìn chung, 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu lúa mì từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, duy nhất nhập khẩu từ thị trường Canada suy giảm cả lượng và trị giá, giảm 61,51% về lượng và giảm 64,13% về trị giá, tương ứng với 14,3 nghìn tấn, trị giá 3,9 triệu USD.

Đậu tương:

Tính riêng tháng 2/2016, nhập khẩu 23,1 nghìn tấn đậu tương, trị giá 9,7 triệu USD, giảm 86,6% về lượng và giảm 86% về trị giá so với tháng đầu năm.

Việt Nam nhập khẩu đậu tương chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ, đạt 181,6 nghìn tấn, trị giá 72,3 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu đậu tương từ thị trường này suy giảm ở cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 21,28% và giảm 36,44%.

Ngoài ra, thị trường cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay có thêm thị trường Achentina và Braxin, đạt lần lượt 300 tấn và 365 tấn, đạt 116,4 nghìn USD và 142,5 nghìn USD.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada, với 7,5 nghìn tấn, trị giá 3,4 triệu USD, gaimr 38,6% về lượng và giảm 49,28% về trị giá so cùng kỳ.

Ngô:

Tính riêng tháng 2/2016, Việt Nam đã nhập khẩu 486,5 nghìn tấn, trị giá 97,3 triệu USD, giảm 37,5% về lượng và giảm 36,5% về trị giá so với tháng 1/2016.

Việt Nam nhập ngô chủ yếu từ Braxin, với 1,1 triệu tấn, trị giá 223,3 triệu USD, tăng 3,66% về lượng, nhưng giảm 10,06% về trị giá so cùng kỳ. Đứng thứ hai sau Braxin là thị trường Achentina với lượng nhập 121,4 nghìn tấn, trị giá 23,7 triệu USD, tăng 80,38% về lượng và tăng 48,98% về trị giá.

Đáng chú ý, hai tháng đầu năm nay, thị trường cung cấp ngô cho Việt Nam có thêm thị trường Lào và Thái Lan nhưng lại thiếu vắng thị trường Campuchia so với cùng kỳ, đạt lần lượt 532 tấn, trị giá 107,3 nghìn USD và 668 tấn, trị giá 1,9 triệu USD.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ, với lượng là 210 tấn, trị giá 441 nghìn USD, gaimr 99,65% về lượng và giảm 96,7% về trị giá so cùng kỳ.

Thị trường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc 2 tháng 2016

Thị trường

2 tháng 2016

2 tháng 2015

So sánh +/- (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lúa mì

Tổng

703.466

159.692.110

293.180

81.276.507

139,94

96,48

Braxin

188.344

37.388.739

125.154

30.261.666

50,49

23,55

Canada

14.319

3.901.508

37.203

10.876.766

-61,51

-64,13

hoa Kỳ

16.791

4.372.806

504

164.690

3.231,55

2,555,17

Australia

426.077

102.556.879

120.571

37.608.171

253,38

172,70

Ucraina

745

140.853

 

 

 

 

Đậu tương

Tổng cộng

196.070

79.561.130

246.057

121.980.159

-20,32

-34,78

Canada

7.553

3.488.385

12.302

6.877.710

-38,60

-49,28

hoa Kỳ

181.693

72.334.164

230.814

113.812.571

-21,28

-36,44

Ngô

Tổng

1.265.022

250.662.505

1.240.277

286.841.180

2,00

-12,61

Achentina

121.423

23.723.922

67.316

15.923.705

80,38

48,98

Ân Độ

210

441.030

60.809

13.364.448

-99,65

-96,70

Braxin

1.139.683

223.347.916

1.099.485

248.317.478

3,66

-10,06

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ)

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC


Nguồn: Vinanet